Nguyên nhân trẻ ăn tốt vẫn chậm lớn
Trẻ ăn mãi nhưng chậm lớn là nỗi lo lắng, phiền lòng của hầu hết bậc phụ huynh. Điều đó khiến các bà mẹ phải luôn loay hoay tìm cách giúp kích thích chiều cao cân nặng của bé.
Nhiều trẻ rất khó khăn trong việc ăn uống. Tuy nhiên, khi hoàn thành các bữa ăn của trẻ, nỗi lo lắng mới của các mẹ là con ăn mãi mà không tăng cân.
Thế nào là ăn tốt?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, khi thấy trẻ ăn tốt nhưng thể chất vẫn không phát triển đạt chuẩn, đầu tiên, cha mẹ nên kiểm tra lại khái niệm “ăn tốt” mình đang áp dụng liệu đã chính xác. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý ngoài yếu tố đủ lượng và đủ chất còn cần đi kèm phương pháp chế biến và cách cho ăn khoa học.
Nhiều bà mẹ than phiền: “Sơn hào hải vị gì tôi cũng mua về, ngày nào cũng hầm hầm nấu nấu mà con chẳng chịu lớn”. Theo chuyên gia, chưa hẳn cứ ăn nhiều đồ bổ thì sẽ tốt. Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần chú trọng yếu tố cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm là tinh bột, chất đạm, chất béo và rau xanh.
|
Bé biếng ăn vì nhiều nguyên nhân. |
Những sai lầm trong cách chế biến như xay đồ quá nhuyễn hay hâm lại nhiều lần cũng là nguyên nhân khiến thức ăn mất chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cách cho bé ăn cũng quan trọng. Việc cho bé vừa ăn vừa chơi có thể giúp bé tiêu thụ nhanh phần thức ăn, nhưng lại vô tình gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hoá. Lúc này, trẻ chỉ ăn trong vô thức chứ không tiêu hoá được mấy. Kết quả, mẹ nhọc công chăm sóc mà con vẫn không lớn.
Thủ phạm ẩn mình
Nhiều trường hợp các bé ăn uống khoa học, đủ chất nhưng vẫn còi cọc. Lúc này, lời khuyên của chuyên gia là nên nghĩ đến thủ phạm ẩn mình mang tên kém hấp thu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do tổn thương ở ruột, hoặc do trẻ còn nhỏ chưa có đủ men tiêu hóa nhưng lại bị cho ăn quá nhiều. Trẻ khi hấp thu kém thường có các hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, dẫn đến biếng ăn hoặc ăn nhiều mà vẫn gầy yếu.
Trợ thủ đắc lực của mẹ
Nhiều phụ huynh đã tìm đến các phương pháp dân gian như bột cóc, cháo dinh dưỡng tới những cách tân tiến như men vi sinh, cốm tiêu hoá… để cải thiện cân nặng của bé. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, các mẹ cần nghiên cứu kỹ, tuỳ theo mục đích sử dụng lẫn thể chất của bé. Trong các cách trên, sử dụng men vi sinh lợi khuẩn, hay còn gọi là probiotics được khuyến cáo là một trong những cách lành tính nhất cho các bé.
|
Bé ăn ngon và ăn khoẻ là điều kiện đầu tiên để phát triển khoẻ mạnh. |
Probiotics là các vi khuẩn có lợi, thường sống trong ruột và đóng vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Các vi khuẩn này tiết ra các chất ức chế vi sinh vật gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa hoạt động trao đổi chất, kích thích sự thèm ăn và tăng khả năng tiêu hoá. Việc tăng lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể sẽ giúp thực phẩm được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Theo các chuyên gia, probiotics có thể được bổ sung hàng ngày thông qua các thực phẩm chứa men vi sinh như bơ, phô mai, sữa chua, vi tảo… hoặc thực phẩm chức năng.
Một sai lầm phổ biến của nhiều phụ huynh là hoà men vi sinh vào cháo hoặc sữa nóng cho trẻ uống. Việc này đã vô tình làm mất đi tác dụng của probiotics khi bị đưa vào môi trường nhiệt độ cao.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn nhà sản xuất uy tín, vì không phải chế phẩm men vi sinh nào trên thị trường cũng đều đạt đủ các tiêu chuẩn về chủng probiotics.
|
Các probiotics có lợi cho sức khoẻ của bé. |
Giáo sư Simon Cutting, Đại học Hoàng gia Holloway, London, Anh quốc là một trong những chuyên gia hàng đầu về ngành vi sinh trên thế giới. Sau 25 năm nghiên cứu ông đã nghiên cứu điều chế thành công bào tử lợi khuẩn HU58. 25 năm và cho ra công nghệ mới về lợi khuẩn. Công nghệ probiotics được sống ở dạng bào tử bền nhiệttiên tiến đã tạo ra Bacillus Subtilis HU58 với lớp. Công nghệ cấy ở lớp vỏ bào tử ưu việt như một chiếc áo giáp bao quanh vi khuẩn, giúp chúng tồn tại ở môi trường PH thấp, chịu được nhiệt độ lên đến 95 độ C… Nhờ đó, công nghệ mới giúp bảo toàn probiotics, vượt qua quy trình và tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp. Các lợi khuẩn bào tử ở dạng ngủ vẫn sống an toàn khi vào tới môi trường acid dịch vị dạ dày, đảm bảo khi thức dậy, các lợi khuẩn sẽ hoạt động với số lượng đủ, đẩy mạnh hệ tiêu hóa.
Theo: news.zing.vn