• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Giúp cha mẹ "trang bị" kiến thức chăm sóc con tuổi dậy thì

Khi con bạn bước vào tuổi dậy thì, cơ thể sẽ có những chuyển biến về thể chất, tâm lý. Đó là giai đoạn một đứa trẻ tập làm người lớn.

Khi con bạn bước vào tuổi dậy thì, cơ thể sẽ có những chuyển biến về thể chất, tâm lý. Đó là giai đoạn một đứa trẻ tập làm người lớn.

Đây là thời kỳ then chốt, con sẽ phát triển nhanh chóng về thể chất (hình dáng, chiều cao), về tâm lý. Điều quan trọng là cha mẹ giúp con hướng tới chiều cao lý tưởng, sức khỏe tốt, có đủ tri thức và nhân cách khi trưởng thành. Vậy, cha mẹ cần làm những việc gì?

1. Chế độ dinh dưỡng

Để con thêm cao lớn, trước hết hàng ngày cần bổ sung dinh dưỡng cho con đầy đủ và đúng thời điểm, đặc biệt là giai đoạn dậy thì. Bữa ăn cần đủ các nhóm dinh dưỡng (đạm, béo, bột và chất xơ) để con đủ năng lượng hoạt động. Ở thời điểm này, con thường có nhu cầu ăn nhiều hơn, nên cần chú ý cân đối dinh dưỡng là quan trọng nhất.

Canxi và các khoáng chất

Canxi rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương mai sau.
Chất sắt: Bé gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…
Các vitamin: Đây là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.

2. Vận động thể chất

Ngoài chế độ ăn uống, vận động tập thể dục thể thao là rất quan trọng ở lứa tuổi này, vì đây là giai đoạn cuối cùng để trẻ tăng tốc chiều cao, sau khi dậy thì trẻ sẽ cao rất chậm, thậm chí không tăng chiều cao nữa. Các môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao như bơi, chạy, đạp xe,đánh cầu lông…Trẻ tăng chiều cao tốt cũng là cách để ngăn thừa cân béo phì giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa về sau.

3. Bố mẹ cần chú ý đến sự thay đổi tâm - sinh lý ở con

Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột, nhanh chóng  về tâm sinh lý, nếu như hình dáng vẻ bên ngoài con giống như người lớn thì về mặt tâm lý xã hội con vẫn còn rất trẻ con, chính vì vậy tự bên trong con đã  xảy ra sự mất cân bằng rất lớn mà nếu chúng ta không hiểu - không thông cảm - không giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Gia đình vì  đó chính là điểm tựa vững vàng để trẻ bắt đầu bộc lộ khuynh hướng tự khẳng định mình.

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.067
Tháng 07 : 269.846
Năm 2024 : 1.409.153
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.207.667