• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Dùng khoai lang trị bệnh

Có tác giả cho rằng: khoai lang có thể giúp con người phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, giảm béo phì và chứng già yếu. Nó cũng có khả năng chống ung thư vú và ung thư đại tràng.

Có tác giả cho rằng: khoai lang có thể giúp con người phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, giảm béo phì và chứng già yếu. Nó cũng có khả năng chống ung thư vú và ung thư đại tràng.

Cây khoai lang tên khoa học là Ipomoea batatas.

Thành phần hóa học trong củ khoai lang chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucose. Khi còn tươi, củ chứa 1,3% protein 0,1% chất béo, các diastase, tro có Mn, Ca, Cu, các vitamin A, B, C, 4,24% tanin, 1,375% pentosan. Khi đã phơi ở chỗ thoáng mát, trong củ có inosit, gôm, dextrin, axítchlorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin. Dây khoai lang cũng chứa adenin, betain, cholin. Ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống insulin. Lá chứa chất nhựa tẩy (1,95 - 1,97%).

Đông y cho rằng củ khoai lang có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh tỳ và thận. Có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận. Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ… Có công dụng để trị lỵ mới phát; đại tiện táo bón; di tinh, đái đục; phụ nữ kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, máu xấu; cúm mùa hè, sốt nóng li bì, thân thể đau mỏi.

Cũng theo Đông y thì rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.

Dưới đây là những cách dùng khoai lang trị bệnh:

Chữa táo bón: ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng, ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ nghiền cùng khoai thành khối. Có thể uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch). Hay nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế. Hoặc dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng. Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

Phòng chống béo phì: ăn khoai và rau lang luộc. Hoặc ăn chế độ 1/2 gạo, 1/2 khoai riêng rẽ, hoặc độn với nhau nấu cơm, cháo, bánh...

Trị chứng biếng ăn ở trẻ: cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

Chữa cam tích trẻ em: lá khoai lang non 100g, màng mề gà 2g. Sắc uống hoặc quấy với bột sữa.

Trị thiếu sữa: lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

Viêm tuyến vú: khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.

Chữa quáng gà: lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

Chữa viêm dạ dày thiểu toan: lấy nước cốt khoai lang sắc uống ngày 3 lần. Mỗi lần một chén, uống liền 3 tuần, nghỉ 1 tuần có thể uống tiếp.

Say tàu xe: củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Chữa ngộ độc sắn: khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Dùng khoai lang trị bệnh

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

1. Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

2. Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.

3. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.

4. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

5. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

6. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

7. Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần.

8. Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

9. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.824
Tháng 01 : 77.873
Năm 2025 : 77.873
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 11.905.157