Cây dâm bụt trị lở ngứa, sưng đau
Dâm bụt (các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp), xuyên can bì, được trồng ở khắp nơi làm cảnh, hàng rào. Theo y học cổ truyền dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, tính thông hoạt, trị lở ngứa, sưng đau, bạch đới, mất ngủ,...
Chữa mụn nhọt: Lấy hoa tươi và lá sạch, giã nát với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang mưng mủ (khô thuốc lại thay) cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ. Hoặc dùng hoa dâm bụt phối hợp với lá trầu không, lá thồm lồm (3 thứ bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ, cũng có công dụng tương tự.
Chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước trà. Hoặc lá dâm bụt 15g, hoa nhài 12g. Sắc uống vào buổi chiều, dùng trong 5 ngày liền chữa mất ngủ.
Chữa kiết lỵ: Bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân lầy nhầy như nước mũi, hoặc màu máu cá. Hái 10 hoa dâm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn. Hoặc dùng:
Tiêu độc, mẩn ngứa: Lá và hoa dâm bụt hãm với nước sôi như pha trà, uống trong ngày.
Chữa chứng nhức đầu chóng mặt ở phụ nữ: Lấy một nắm hoa dâm bụt (khoảng 50g) và 40-50g gỗ vang, 3 lát gừng tươi, tất cả đem sắc uống .
Vỏ thân hoặc rễ cây dâm bụt (bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ trắng) 50g tươi hoặc 20g khô, lá và búp táo chua (táo ta) 50g tươi hoặc 20 g khô, trần bì (vỏ quýt khô, để lâu ngày) 8g, gừng tươi 8 g... Vỏ dâm bụt và táo sao vàng, hạ thổ, sau đó sắc kỹ cùng trần bì và gừng, chia 2-3 lần uống trong ngày
Chữa quai bị: Lá dâm bụt 30-40 g, hành 5-10 củ, giã nhỏ, cho thêm nước sôi để nguội rồi gạn lấy nước cốt để uống, lấy bã đắp lên chỗ sưng, sau đó dùng băng cố định lại.
Chữa khí hư: Vỏ thân dâm bụt (cạo bỏ lớp vỏ ngoài) 50g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.
Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ rễ dâm bụt 30g, lá huyết dụ 25g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày. Uống 3 ngày, uống trước hành kinh 7 ngày.
Theo: Báo SKĐS