• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Thông tin mới nhất về sức khỏe bệnh nhân mắc bạch hầu ở Bắc Giang

Chiều 9/7, BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin về tình hình sức khỏe của bệnh nhân mắc bạch hầu ở Bắc Giang.

Theo đó, BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân mắc bạch hầu ở Bắc Giang hiện sức khỏe đã ổn định.

Cụ thể, bệnh nhân Moong Thị Biên, 18 tuổi, tạm trú tại thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (thường trú tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), sau khi phát hiện dương tính với bạch hầu chiều 7/7, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị tại khoa Cấp cứu.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân được điều trị dự phòng sớm theo phác đồ, sử dụng kháng sinh để tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Nhờ điều trị kịp thời, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục mà không gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

bạch hầu

Bên trong cổ họng và amidan người bệnh bạch hầu xuất hiện màng giả có màu trắng ngà.

"Hiện tình trạng của bệnh nhân đã ổn định và được chuyển về địa phương để tiếp tục cách ly và theo dõi", BS Nguyễn Trung Cấp thông tin.

Liên quan đến sự việc, sáng cùng ngày, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang thông tin, 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân Moong Thị Biên đã có kết quả xét nghiệm âm tính với vi khuẩn bạch hầu.

Chiều nay (9/7), Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cũng tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn về Hướng dẫn công tác phòng chống, giám sát, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho các đơn vị y tế trên địa bàn.

Các biện pháp phòng chống bệnh Bạch hầu

1. Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe thường kỳ cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu cho nhân dân, nhất là cho các bà mẹ, thầy cô giáo biết để họ phát hiện sớm bệnh, cách ly, phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế cho con đi tiêm vaccine bạch hầu đầy đủ.

2. Vệ sinh phòng bệnh:

Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cũ cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp viêm họng giác mạc. Nếu có điều kiện thì ngoáy họng bệnh nhân cũ và những người lân cận để xét nghiệm tìm người lành mang vi khuẩn bạch hầu.

Tổ chức tiêm vaccine bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu có điều kiện thì khoảng 5 năm tiến hành đánh giá tiêm chủng một lần và/ hoặc thực hiện phản ứng Shick để đánh giá tình trạng miễn dịch bạch hầu trong quần thể trẻ em.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.386
Tháng 07 : 131.720
Năm 2024 : 1.271.027
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.069.541