• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng cường phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 50 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản tại 9 tỉnh gồm: Hưng Yên, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Hà Nội, Sơn La, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Kiên Giang...

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 50 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản tại 9 tỉnh gồm: Hưng Yên, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Hà Nội, Sơn La, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Kiên Giang. Bệnh viêm não Nhật Bản có xu hướng tăng cao vào các tháng mùa hè, tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi và dể gây tổn thương não, để lại di chứng thần kinh và có thể tử vong. Để chủ động phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản.

Cha mẹ lưu ý tiêm đủ cho trẻ 3 mũi vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Theo đó, Sở Y tế giao trung tâm y tế dự phòng điều tra, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp viêm não Nhật Bản tại các cơ sở điều trị và cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan, tổ chức tập huấn giám sát bệnh viêm não Nhật Bản, rà soát đối tượng trẻ em từ 1 đến 15 tuổi về số lượng mũi tiêm vắc xin để có kế hoạch tiêm bổ sung đủ, tổ chức tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên đạt tỷ lệ cao.

Trung tâm Truyền thông – GDSK phối hợp các đơn vị y tế đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh viêm não Nhật Bản như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuổng trại, ngũ màn, diệt muỗi, tuyên truyền lợi ích của việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đúng lịch, đủ mũi, khi có các biểu hiện sốt kèm theo rối loạn hệ thống thần kinh Trung ương, hãy đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và đe dọa tử vong.

Các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức tốt việc chẩn đoán,thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế lây chéo trong bệnh viện, tránh biến chứng và tử vong; thông báo kịp thời cho trung tâm y tế dự phòng để điều tra, xử lý. Tăng cường công tác tập huấn, chẩn đoán, điều trị bệnh viêm não do vi rút cho cán bộ y tế, đặc biệt tại tuyến huyện, xã và các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận các dịch vụ y tế.

Các đơn vị sẳn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho việc chẩn đoán , thu dung điều trị bệnh nhân và xử lý ổ dịch. Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tại nơi ghi nhận ca bệnh/ổ dịch. Đồng thời thực hiện tốt chế độ báo cáo tình hình dịch theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo:

- Người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

- Các gia đình khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

- Với trẻ nhỏ cần Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Các chuyên gia về dịch tế khuyến cáo, người dân khi thấy có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng t ổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời./.

Nhật Thắng


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.199
Tháng 07 : 28.771
Năm 2024 : 1.168.078
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.966.592