• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bài phát thanh: Những điều cần biết về sốt xuất huyết

Từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 58.246 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tử vong 17 trường hợp. Tại tỉnh Hà Tĩnh, tính đến ngày 26/7/2017 toàn tỉnh phát hiện 18 trường hợp sốt xuất huyết vãng lai và 01 ổ dịch sốt xuất huyết tại thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà với 15 trường hợp mắc.

Từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 58.246 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tử vong 17 trường hợp. Tại tỉnh Hà Tĩnh, tính đến ngày 26/7/2017 toàn tỉnh phát hiện 18 trường hợp sốt xuất huyết vãng lai và 01 ổ dịch sốt xuất huyết tại thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà với 15 trường hợp mắc. Dịch bệnh sốt xuất huyết phân bố 9/13 huyện, thành phố, thị xã và xảy ra tại 19/262 xã, phường, thị trấn. Như vậy, toàn tỉnh đã ghi nhận 33 trường hợp mắc, chưa có trường hợp tử vong. Nhận định, sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp có khả năng bùng phát tại Hà Tĩnh, do khí hậu thời tiết thích hợp cho véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh lây do muỗi vằn hút máu, truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11. Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Người mắc sốt xuất huyết thường có các biểu hiện: Sốt cao đột ngột trên 38 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban; không kèm theo ho, sổ mũi. Thể nặng có thể kèm theo: xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa,... Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy để phòng sốt xuất huyết người dân cần thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Trung tâm TT-GDSK


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.649
Tháng 07 : 27.221
Năm 2024 : 1.166.528
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.965.042