• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông

Càng nhiều tuổi, hệ miễn dịch của con người càng kém, đặc biệt là vào mùa đông thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống dưới mức trung bình dẫn đến một số bệnh nguy hiểm. Do vậy, cần có các biện pháp tích cực nằm bảo vệ sức khỏe người già khi gặp thời tiết lạnh.

Với người cao tuổi, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút…. Không khí lạnh tác động không tốt với đường hô hấp, từ đó làm bùng phát các bệnh hô hấp mạn tính ở người già. Ngoài ra, môi trường ẩm thấp cũng tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây cúm, gây viêm phổi phát triển mạnh dễ tấn công người cao tuổi.

Bác sỹ Ngô Xuân Lam - Phó Trưởng khoa Nội A - Lão học (BVĐK tỉnh) thăm khám cho một bệnh đang điều trị tại khoa.

Trên đầu giường bà Lê Thị Nhu (85 tuổi, thị xã Kỳ Anh) lúc nào cũng có dầu gió, dầu nóng, thuốc xương khớp… "Ngày đêm gì tôi cũng phải bóp dầu vào bàn chân, bàn tay rồi xoa bóp các khớp cho nóng người. Những ngày trời trở lạnh càng phải giữ ấm hơn, không dám mở cửa to hay ra ngoài sợ gió độc. Nhưng giữ là vậy, tôi vẫn bị ho hen, đau nhức các khớp mỗi khi trở trời… Có lần còn bị ngã trong nhà tắm, may có con cháu ở nhà cùng nên được cứu kịp" - bà Nhu kể.

Khi thời tiết trở lạnh đột ngột, lạnh sâu đã khiến cho nhiều người cao tuổi phải nhập viện điều trị. Một số bệnh mùa đông mà người già thường hay mắc phải như bệnh xương khớp, bệnh về hô hấp và tai mũi họng ( Viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi) hay nghiêm trọng hơn là những cơn đột quỵ tim, đột quỵ não,…

Các bệnh nhân có bệnh nền cần chú trọng kiểm soát các chỉ số và tuân thủ việc uống thuốc và tái khám.

Bác sĩ Ngô Xuân Lam, Phó Trưởng khoa Nội A – Lão học, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết, khi trời lạnh sâu, nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan, thay đổi lối sống, giờ giấc sinh hoạt. Một số người phải dùng thuốc định kỳ điều trị bệnh mạn tính, nay  trì hoãn uống thuốc, hoặc bỏ khám định kỳ, chờ thời tiết ấm hơn. Điều này dễ khiến bùng phát các đợt cấp tính của bệnh nền và tăng nguy cơ đột quỵ.

Để tránh hệ lụy xấu với sức khỏe khi trời trở lạnh sâu, Bác sĩ Lam khuyến cáo, người cao tuổi nên đảm bảo đủ ấm, nhất là vùng đầu, mặt, cổ, ngực và chân. Tránh đi ra ngoài khi nhiệt độ quá thấp, tránh dậy sớm, thức khuya. Nếu vì một lý do nào phải làm việc ngoài trời hay ra ngoài khi trời mưa thì phải giữ ấm cơ thể như mặc đủ ấm, đội mũ che kín tai, khan quàng cổ, tất tay… để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Nên duy trì tập thể dục, tuy nhiên trong thời tiết lạnh tốt nhất là tập luyện tại nhà.

Về thói quen ăn uống, cần ăn chín, uống sôi, ăn đồ ấm, chú ý uống đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và đúng giờ. Ngoài ra, luôn giữ môi trường trong nhà đủ ấm, tránh gió lùa, sạch sẽ vì thời tiết lạnh, ẩm thấp dễ khiến các loại virus, vi khuẩn gây cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tránh sưởi ấm bằng than củi hoặc than đá trong trong phòng kín nguy cơ ngộ độc khí Carbon monoxide (CO). Duy trì uống thuốc đều, đủ, đúng giờ nếu có bệnh nền. Khi phát hiện sức khỏe có bất thường, cần tới ngay các cơ sở y tế để được tư vấn sớm nhất.

Các bác sỹ khuyến cáo, người cao tuổi cần duy trì lối sống lành mạnh, điều độ để đảm bảo sức khoẻ.

Bên cạnh đó, người cao tuổi cần được khuyến khích duy trì chế độ tập luyện như: đi bộ, xe đạp, bóng bàn, dưỡng sinh...Trước khi tập nên khởi động làm ấm cơ thể, duy trì thời lượng tập thích hợp, nếu trời lạnh quá có thể tập luyện trong nhà . Kiểm tra phòng ngủ giường ngủ không có khói thuốc lá hoặc các loại khí gây độc hại, giường ngủ sạch sẽ, chắc chắn, có nệm đảm bảo độ ấm, êm không gây khó chịu.

Một điều cần lưu ý với gia đình có người già là trong phòng của người cao tuổi phải có điện thoại hoặc chuông báo để khi cần thiết thông báo cho người nhà hoặc số điện thoại cấp cứu. Đây là thiết bị truyền thông vô cùng cần thiết và quan trọng cho tất cả mọi người để khi cần có thể thông tin khẩn cấp.

Thanh Nhàn


Nguồn: Báo Hà Tĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.854
Tháng 05 : 126.682
Năm 2024 : 845.981
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.644.495