• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Người mắc bệnh lý thần kinh mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19?

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật thần kinh I, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giải đáp những thắc mắc về vấn đề tiêm vaccine COVID-19 cho người mắc bệnh lý thần kinh mạn tính.

Người bệnh lý thần kinh mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19? - Ảnh 1.

 

Tiêm vaccine có tác dụng phụ không?

Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Giống như bất kì loại thuốc nào, việc tiêm vaccine có thể gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải tất cả người tiêm đều bị tác dụng phụ và hầu hết các tác dụng này thường nhẹ và hết sau vài ngày.

Trước khi tiêm bất kì loại vaccine nào bạn sẽ được cung cấp thông tin về các tác dụng phụ có thể xảy ra, dấu hiệu nhận biết và phải làm gì khi gặp phải. Nếu bạn có tiền sử dị ứng (với kháng sinh, hải sản, thời tiết…) và lo lắng sẽ bị sốc phản vệ, hãy nói rõ với bác sĩ của bạn để được tư vấn cụ thể hơn.

HÃY TIÊM VACCINE SỚM NHẤT CÓ THỂ NẾU ĐỦ ĐIỀU KIỆN!

Tôi nên tiêm loại vaccine nào?

Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Các loại vaccine đã được cơ quan y tế có thẩm quyền đánh giá và cấp phép dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy tính an toàn, hiệu quả và phù hợp với bạn. Hãy tiêm loại vaccine đã được chỉ định. Bạn không nên tự ý chỉ định cho mình.

Tôi có bệnh lý động kinh, vaccine có làm tăng hay nặng hơn các cơn động kinh không? Và sử dụng thuốc động kinh có làm giảm hiệu quả của vaccine?

Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Bất kì phản ứng nào với vaccine có thể làm tăng các cơn động kinh nhưng thường chỉ kéo dài vài ngày. Sử dụng thuốc động kinh không làm giảm hiệu quả của vaccine.

 

Tôi đang trong phác đồ điều trị bệnh lý thần kinh mạn tính, tôi có nên tiêm vaccine?

Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Bạn vẫn có thể tiêm vaccine nếu bạn đang điều trị các bệnh lý thần kinh. Vì cơ chế hoạt động của vaccine là tạo phản ứng miễn dịch, có thể việc sinh miễn dịch sẽ giảm với những người đang điều trị hóa chất, xạ trị, các liệu pháp ung bướu khác hay các thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên vaccine vẫn có tác dụng trên nhóm người bệnh này và bạn vẫn được khuyến cáo tiêm.

Nếu bạn đang trong phác đồ điều trị ung thư, bác sĩ của bạn sẽ quyết định thời điểm tiêm vaccine để đạt được khả năng sinh miễn dịch tốt nhất.

 

Vaccine có an toàn với người bệnh lý thần kinh mạn tính?

Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Hiện tại, chưa có nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng chuyên biệt đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của vaccine đối với người bệnh lý thần kinh mạn tính. Tuy nhiên, các thử nghiệm đã được tiến hành trên những người có các bệnh lý mạn tính khác nhau, nhóm tuổi khác nhau và nguy cơ lây nhiễm khác nhau. Kết quả cho thấy các vaccine đã được cấp phép đều an toàn, hiệu quả với nhóm người bệnh này. 

Người có bệnh lý thần kinh mạn tính cũng giống như các đối tượng khác, hãy tiêm vaccine sớm khi có thể.

 

 

Người bệnh lý thần kinh mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19?

Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Bệnh lý thần kinh mạn tính (u não, u tủy, thoái hóa thần kinh cột sống, sau chấn thương sọ não…) không phải là chống chỉ định với người tiêm vaccine. Tất cả người trên 18 tuổi nên đi đăng kí tiêm vaccine sớm.

 

Ai có thể tiêm vaccine?

Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

 

Tất cả người từ 18 tuổi trở lên đều có thể tiêm vaccine. Việc tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi vẫn chưa đồng thuận giữa các quốc gia và giữa các loại vaccine khác nhau. Bạn sẽ được bác sĩ đánh giá ngay sau khi đăng ký tiêm vaccine.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.569
Tháng 12 : 170.398
Năm 2024 : 2.970.986
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.769.500