• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính mũi xoang trong bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính

- Mã số: 099038 - Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính mũi xoang trong bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính - Cấp quản lý: Sở Y tế HT - Lĩnh vực: y tế - Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Thời gian thực hiện: từ 8/2012-8/2014 - Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính mũi xoang trong bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính. 2. Nghiên cứu hình ảnh dị hình phức hợp lỗ ngách trên cắt lớp vi tính. 3. Đối chiếu hình ảnh cắt lớp vi tính và nội soi trong bệnh lý viêm xoang mạn tính.

Lê Thị Hà, Nguyễn Minh Chính - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng niêm mạc mũi xoang mà triệu chứng lâm sàng kéo dài hơn 12 tuần. Đây là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý về Tai Mũi Họng. Theo một vài thống kê, tỷ lệ viêm mũi xoang mạn tính trong cộng đồng chiếm 14 % dân số. Chẩn đoán viêm mũi xoang trước đây còn gặp nhiều khó khăn và chưa thống nhất. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong kỹ thuật cắt lớp vi tính mũi xoang giúp cho việc chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn và đặc biệt hỗ trợ đắc lực cho phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang không những xác định được tổn thương các xoang, mà còn đánh giá được mức độ thông thoáng vùng phức hợp lỗ ngách và các bất thường vùng khe giữa, vẽ ra cho các nhà Tai Mũi Họng một bản đồ về đường phẫu thuật xoang, định hướng cho phẫu thuật nội soi chức năng xoang, đề phòng và hạn chế những tai biến trong phẫu thuật. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 3 mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính mũi xoang trong bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính.

2. Nghiên cứu hình ảnh dị hình phức hợp lỗ ngách trên cắt lớp vi tính.

3. Đối chiếu hình ảnh cắt lớp vi tính và nội soi trong bệnh lý viêm xoang mạn tính.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

Nguyên nhân viêm xoang có nguồn gốc từ mũi sinh ra và hay tái phát là do biến đổi của phức hợp lỗ ngách. Phức hợp lỗ ngách nằm trong ngách mũi giữa, các thay đổi của phức hợp lỗ ngách là yếu tố gây nên bệnh lý viêm mũi xoang và viêm mũi xoang mạn tính.

Chụp CT Scanner mũi xoang gồm hai tư thế Axyal và Coronal và đánh giá mức độ dày, mờ của các xoang, phức hợp lỗ ngách… và đánh giá mức độ bệnh lý viêm xoang gồm 4 mức độ và theo thang điểm Lund- Mackay.

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 . Đối tượng nghiên cứu

Gồm 171 người bệnh được chẩn đoán là viêm mũi xoang mạn tính trên lâm sàng tại khoa Tai Mũi Họng và trên hình ảnh cắt lớp vi tính từ 8/2012-8/2014. Loại trừ những người bệnh đã có tiền sử phẫu thuật mũi xoang.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.

- Các chỉ tiêu nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, mức độ mờ các xoang, phức hợp lỗ ngách, mức độ viêm xoang, các dị hình phức hợp lỗ ngách.

- Số liệu được xử lý phần mềm SPSS16.0.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính trong viêm xoang mạn tính .

Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo tuối và giới

Giới

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Tổng

%

≤15

03

01

04

2,34

16-30

39

30

69

40,4

31-45

33

25

58

33,9

46-60

18

15

33

19,3

>60

05

02

07

4,10

Tổng

98

73

171

100

Nhận xét:

Độ tuổi 16-45 chiếm tỷ lệ cao nhất 74,26%. Tuổi trung bình 34,7±10,1(10- 85)

Bảng 3.2. Phân bố tổn thương các xoang trên hình ảnh cắt lớp vi tính.

Hình ảnh

Xoang

Bình thường

Mức độ mờ của các xoang

Không hoàn toàn

Hoàn toàn

Tổng

n

%

n

%

n

%

n

%

Xoang hàm

28

16,3

95

55,6

48

28,1

143

83,6

Sàng trước

58

33,9

78

45,6

35

20,5

113

66,1

Sàng sau

65

38

75

43,9

31

18,1

106

62

Xoang trán

129

75,4

32

18,7

10

5,9

42

24,6

Xoang bướm

125

73,09

25

14,62

21

12,29

46

26,91

Nhận xét:

Mờ không hoàn toàn của xoang hàm chiếm tỉ lệ cao nhất 55,56% và tổn thương chủ yếu là xoang hàm chiếm tỷ lệ cao nhất 83,63%, sàng trước chiếm tỷ lệ 66,07% và sàng sau chiếm tỷ lệ 61,99%.

Bảng 33. Tình trạng phức hợp lỗ ngách trên hình ảnh cắt lớp vi tính

Hình ảnh

Phức hợp lỗ ngách

%

Không Tắc

72

42,10

Tắc không hoàn toàn

61

35,74

Tắc hoàn toàn

38

22,16

Tổng

171

100

Nhận xét:

Phức hợp lỗ ngách có tắc nghẽn chiếm  57,9% và tỷ lệ tắc không hoàn toàn chiếm tỷ lệ cao hơn 35,74%.

2. Hình ảnh dị hình phức hợp lỗ ngách trên cắt lớp vi tính

Bảng 3.4. Phân bố các loại dị hình phức hợp lỗ ngách trên cắt lớp vi tính

Dị hình phức hợp lỗ ngách

Một bên

Hai bên

Tổng

n

%

n

%

N

%

Dh Mỏm móc

Đảo chiều

05

2,9

02

1,2

23

13,5

Xoang hơi

08

4,7

06

3,5

Kết hợp

02

1,2

0

0

Dh cuốn giữa

Đảo chiều

03

1,8

02

1,2

53

31

Xoang hơi

21

12,3

27

15,8

Kết hợp

0

0

0

0

Dị hình bóng sàng

04

2,3

05

2,9

09

5,3

Dị hình tb đê mũi

07

4,09

06

3,5

13

7,6

Tế bào haller

08

4,68

03

1,8

11

6,5

Không có dị hình

72

42,1

Nhận xét:

Dị hình phức hợp lỗ ngách chiếm tỷ lệ cao 57,90% trong đó hay gặp nhất là dị hình cuốn giữa chiếm 30,99% và dị hình mỏm móc chiếm 13,45%.

3. Đối chiếu mức độ viêm xoang mãn, nội soi và cắt lớp vi tính

Biểu đồ 3.1. Mức độ viêm xoang mãn nội soi và cắt lớp vi tính

Nhận xét:

Viêm xoang độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất: nội soi là 49,1%, CLVT 67,1%, tiếp đến là độ 2 nội soi 34,2%, CLVT 18,5%, độ 3 nội soi 9,2%, CLVT 8,2%, độ 4 nội soi 7,5%, CLVT 6,2%. Có sự phù hợp mức độ viêm xoang nặng từ độ 2 trở lên với hệ số Kappar 0,625 .

Biểu đồ 3.2. So sánh hình ảnh nội soi PHLN với CLVT

Nhận xét:

Có sự phù hợp lớn giữa việc đánh giá dị hình mỏm móc, dị hình cuốn giữa, dị hình bóng sàng trên nội soi với CLVT (với hệ số Kappa< 0,625). Không có sự phù hợp giữa việc đánh giá dị hình  TB đê mũi, Tb Haler trên nội soi với CLVT (với hệ số Kappa <0,2.

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính trong viêm xoang mạn tính

Bảng 1 cho thấy độ tuổi 16-45 chiếm đa số 74,62%. độ tuổi trung bình ngẫu nhiên của chúng tôi 34,7 tuổi  tuổi lớn nhất là 85, nhỏ nhất là 10 tuổi. Nam  chiếm 57,31% nữ chiếm 42,69%. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Đặng Thanh và Nguyễn Ngọc Phấn tuổi trung bình là 34,17.

Viêm xoang hàm chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là xoang sàng trước, xoang sàng sau, xoang  bướm và xoang trán lần lượt là 83.63%; 66,07%; 61,99%;  26,91%; 24,57%.

Trong đó tổ thương xoang hàm mờ không hoàn toàn chiếm tỉ lệ cao nhất 55,56%.
Mờ đặc 1 phần chiếm tỉ lệ cao 32,45%, viêm xoang hàm cả hai bên là 74,45%, và phối hợp với xoang khác là 56,19%.

Phức hợp lỗ ngách có tình trạng tắc nghẽn là 57,9%. Phức hợp lỗ ngách là ngã tư thông thương giữa các xoang hàm, xoang sàng trước và xoang trán vào hốc mũi, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm xoang. Bất kỳ nguyên nhân nào gây bít tắc PHLN đều có thể dẫn đến viêm xoang.

4.2. Hình ảnh dị hình phức hợp lỗ ngách cắt lớp vi tính

Dị hình PHLN 57,90%. Trong đó dị hình cuốn giữa là hay gặp nhất 30,99%. Tiếp đến là dị hình mỏm móc 13,45%; TB đê mũi quá phát 7,6%; dị hình TB Haller 6,43% và bóng sàng 5,26%. Theo nghiên cứu của Trương Hồ Việt, nhóm dị hình hay gặp là dị hình mỏm móc và bóng sàng chiếm 17,9%, dị hình cuốn giữa 12,8%, dị hình tế bào đê mũi 5,1%, tế bào Haller 2,6%, Nguyễn Thanh Bình và Đặng Thanh cũng có kết quả tương tự.

Dị hình Phức hợp lỗ ngách có thể xuất hiện với nhiều hình thái khác nhau, có thể xuất hiện cùng với viêm hoặc không viêm các nhóm xoang, tuy nhiên khi xuất hiện, có thể ảnh hưởng một phần  hoặc toàn bộ đường dẫn lưu khí và dịch của khe giữa, tùy thuộc vào vị trí của từng loại dị hình. Trong số những người bệnh viêm xoang mạn tính được nghiên cứu dị hình khe giữa thường đi kèm với viêm nhóm xoang trước.

4.3. Đối chiếu mức độ viêm xoang mãn nội soi và CLVT

Mức độ viêm xoang trên nội soi lần lượt là: độ 1: 49,1%, độ 2: 34,2%; độ 3: 9,2%; độ 4: 7,5%. Trong khi đó trên CLVT độ 1: 67,1%; độ 2: 18,5%; độ 3 8,2%; độ 4 6,2%. Có sự phù hợp khá giữa việc đánh giá độ nặng VXM trên nội soi với CLVT (với hệ số Kappa 0,625).

Dị hình phức hợp lỗ ngách trên nội soi là 32,74% trong đó dị hình cuốn giữa là 26,54%, dị hình bóng sàng 3,22% và tế bào đê mũi quá phát là 2,3%. Có sự phù hợp lớn giữa việc đánh giá dị hình mỏm móc, dị hình cuốn giữa, dị hình bóng sàng trên nội soi với CLVT (với hệ số Kappa 0,625). Không có sự phù hợp giữa việc đánh giá dị hình TB đê mũi, Tb Haler trên nội soi với CLVT (với hệ số Kappa <0,2.

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm hình ảnh CLVT trong viêm xoang mạn tính

- Nữ là 57,31%, nam là 42,69%.

- Độ tuổi 16-45 chiếm tỷ lệ 74,26%.

- Xoang hàm bị viêm chiếm tỷ lệ cao nhất tiếp đến là xoang sàng trước, xoang sàng sau, xoang bướm và xoang trán lần lượt 83,63%; 66,07%; 61,99%; 24,57% và 26,91%.

2. Phức hợp lỗ ngách: Có tình trạng tắc nghẽn 57,90%. Tổn thương đặc toàn bộ xoang hàm thường đi kèm với tắc hoàn toàn PHLN.Dị hình PHLN 57,9%. Trong đó dị hình cuốn giữa là hay gặp nhất 30,99%. Tiếp đến là dị hình mỏm móc 13,45%; TB đê mũi quá phát 7,6%; dị hình TB Haller 6,43% và bóng sàng 5,26%.

- Những người bệnh viêm xoang mạn tính có dị hình khe giữa, thường đi kèm với viêm nhóm xoang trước.

3.  Đối chiếu mức độ viêm xoang, nội soi và CLVT trong chẩn đoán viêm xoang mạn tính.

- Mức độ viêm xoang mạn tính trên nội soi: độ I 49,1%; độ II 34,2%; độ III 9,2% và độ IV 7,5%.

- Mức độ viêm xoang trên cắt lớp vi tính:độ I 67,1%; độ II 18,5%; độ III 8,2% và độ IV 6,2%.

- Có sự phù hợp cao giữa việc đánh giá độ nặng VXM trên nội soi với CLVT (với hệ số Kappa 0,625).

KIẾN NGHỊ

1. Người bệnh VXM nên được chỉ định chụp CLVT vùng mũi xoang. Ngoài việc xác định chính xác xoang viêm và mức độ viêm của xoang, hình ảnh CLVT còn giúp đánh giá dị hình PHLN như vẹo vách ngăn, các dị hình khe giữa.

2. Cần kết hợp lâm sàng với nội soi và CLVT mũi xoang để nâng cao tính hiệu quả trong chần đoán và điều trị viêm xoang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thanh Bình (2001) Phát hiện dị hình khe giữa qua nội soi và CT Scan trên người bệnh viêm xoang mạn tính. Luận văn thạc sĩ y học, Trường đai học Y Hà Nội.

2. Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Ngọc Minh, Trần cao Khoát (2006) “Chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang người lớn”, cập nhật Chẩn đoán và Điều trị Bệnh lý mũi xoang, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh .

3. Phan Ngô Huy (2010) "Nghiên Cứu đặc điểm lâm sàng, các tổn thương qua nội soi, CTScan và kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính bằng phấu thuật nội soi tại Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.

4. Huỳnh Bá Tân, Nguyễn hữu Khôi (2005), “Sự tương quan giữa nội soi mũi, CT.Scan và giải phẫu bệnh trong chẩn đoán hình ảnh viêm xoang mạn”, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam.

5. Đặng Thanh (2009), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và CT.Scan để chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật nội soi viêm xoang”, Kỷ yếu các đề tài khoa học Hội nghị Tai Mũi Họng toàn quốc năm 2009.

6. Trương Hồ Việt (2005), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính trong viêm xoang mạn tính”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.710
Tháng 07 : 26.282
Năm 2024 : 1.165.589
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.964.103