• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Phân tích kỹ tình hình CCHC để có phương án sát thực, hiệu quả

Chiều 16/3, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Đề án Cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2016 - 2020.

Chiều 16/3, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Đề án Cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2016 - 2020. Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng dự.

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Phải có sự phân tích kỹ lưỡng thực trạng về CCHC hiện nay, rút ra được bài học kinh nghiệm để từ đó xây dựng đề cương, phương án chi tiết, sát thực nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả

Thời gian qua, công tác CCHC được các cấp, các ngành từng bước quan tâm. Công tác lãnh đạo, điều hành được tăng cường, thường xuyên đổi mới, chú trọng hiệu quả, đơn giản hóa TTHC. Tỉnh đã kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch về CCHC, chương trình hành động phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của tỉnh nhà.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa báo cáo nội dung dự thảo Đề án CCHC giai đoạn 2016-2020.

Với mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, tạo môi trường bình đẳng, minh bạch thông thoáng, thuận lợi nhằm tạo điều kiện tối đa phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, công tác CCHC giai đoạn 2016 - 2020 sẽ phấn đấu 100% các TTHC của các cấp, ngành được công khai thống nhất trên môi trường mạng Internet; 100% các TTHC được rà soát hàng năm; mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về TTHC đạt mức trên 80% vào năm 2020.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh: Việc đánh giá thực trạng cần gắn với phân tích. Các sở, ngành, địa phương cùng bắt tay làm việc này thì mới đảm bảo toàn diện, sát thực.

100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp theo vị trí việc làm; 100% cán bộ, công chức, viên chức chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định số 158 và 150 của Chính phủ khi đến hạn; tất cả các đơn vị, địa phương thực hiện quản lý cán bộ, công chức thông qua hệ thống phần mềm chuyên dụng; 80% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ hàng năm; 100% cơ quan hành chính nhà nước ứng dụng phần mềm dùng chung trong hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông vào năm 2020...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh: Đánh giá được thực trạng của công tác hiện đại hóa nền hành chính mới đưa ra được những giải pháp hiệu quả.

Để hiện thực hóa được các mục tiêu đó, tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy về CCHC nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức làm công tác CCHC.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Cần điểm lại một cách cụ thể, thẳng thắn những việc chúng ta làm được, những việc chưa làm được, rút ra được bài học kinh nghiệm gì thì từ đó chọn ra khâu đột phá, trọng tâm, trọng điểm để tập trung thực hiện.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện CCHC đạt hiệu quả cao nhất; sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kiểm soát hệ thống giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm gắn với việc đánh giá, xếp loại CCHC, xếp loại thi đua của các đơn vị, địa phương hàng năm; đơn giản hóa TTHC ở mức độ tối đa; giảm tối thiểu 50% thời gian giải quyết TTHC; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đồng bộ trên toàn tỉnh, triển khai hệ thống ISO điện tử...

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cho rằng, dù có nhiều nỗ lực trong công tác CCHC, nhưng thực tế bộ máy hành chính vẫn còn rất cồng kềnh, nặng nề. Thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ xin làm điểm của cả nước trong sắp xếp bộ máy ở các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị sự nghiệp và khi được thông qua cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Bi thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, trong 6 mũi đột phá cần chọn mũi đột phá nhất để tập trung triển khai, trong đó tập trung rà soát, sắp xếp, sát nhập cấp xã là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đối với các đơn vị sự nghiệp, tổ chức hội, cần rà soát và mạnh dạn chuyển đổi hình thức quản lý đối với các đơn vị không hiệu quả - đây là khâu đột phá trọng tâm.

Về cách làm, đề nghị Sở Nội vụ đánh giá khách quan tình hình ở cơ sở về địa bàn, địa lý, diện tích, dân số, hoạt động bộ máy và hiệu quả trong thực hiện của công tác CCHC thời gian qua, đồng thời có sự phân tích kỹ lưỡng thực trạng về CCHC hiện nay, rút ra bài học kinh nghiệm để từ đó xây dựng đề cương, phương án chi tiết, sát thực nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả.

Theo: Báo Hà Tĩnh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.665
Tháng 12 : 172.494
Năm 2024 : 2.973.082
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.771.596