Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
Dự thảo Báo cáo chính trị trình hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ này là dự thảo lần thứ 4, gồm 27 trang, có nhiều sự điều chỉnh, bổ sung quan trọng trong kết cấu cũng như những nhìn nhận, đánh giá về kết quả đạt được trong 5 năm 2010 – 2015 và phương hướng, mục tiêu 2015 – 2020.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Thành Long chủ trì hội nghị |
Dự thảo báo cáo đã thể hiện sự hài hòa trong đánh giá về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; tiêu đề được bổ sung thêm một phương án (thành 3 phương án); đánh giá tập trung hơn và phân tích sâu hơn các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực mà tỉnh nhà đã tập trung cao trong 5 năm qua; chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ 2015 – 2020 được tổng hợp thành 9 nhóm, thay vì 16 nhóm chỉ tiêu như dự thảo lần 3.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Nam Hồng nêu vấn đề, định hướng những nội dung trong tâm để các đại biểu góp ý. |
Cơ bản nhất trí với việc đánh giá, nhìn nhận cũng như các chỉ tiêu trong Dự thảo Báo cáo chính trị, các đại biểu tham dự đã nêu nhiều ý kiến bổ sung khá cụ thể. Về lĩnh vực công nghiệp, trước tình hình phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, nhất là quy mô phát triển của Dự án Fomorsa, vấn đề giao thương qua các cảng biển trên địa bàn, cần có sự tính toán cụ thể hơn để dự báo chính xác tình hình phát triển trong 5 năm tới.
Lĩnh vực giao thông vận tải cần được đánh giá rõ hơn để làm nổi bật tầm quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của tỉnh trên các lĩnh vực, kể cả nông nghiệp, văn hóa - xã hội, phát triển dịch vụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện: Đề nghị các ngành chuyên môn phải dự báo được tình hình, đưa ra được các chỉ tiêu phù hợp. |
Lĩnh vực nông nghiệp cần có sự đánh giá khái quát nhưng phải toàn diện, đầy đủ, nhất là quan điểm của tỉnh về việc tái cơ cấu nền nông nghiệp thông qua các chủ trương, chính sách mà người dân được hưởng lợi rất lớn, chương trình xây dựng nông thôn mới.
Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh: Để góp ý cho các chỉ tiêu tại Báo cáo chính trị, chúng tôi đã triển khai 2 cuộc họp để bàn về các con số đưa ra trong dự thảo báo cáo. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020, theo ngành chúng tôi, dự báo ngành công nghiệp – xây dựng là 56%, dịch vụ 34,3%, nông nghệp 9,7%. Năm 2020 thu nhập GDP/đầu người trên 100 triệu đồng và thu nhập bình quân đầu người trên 70 triệu đồng (tức là hơn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hiện tại). |
Trong lĩnh vực dịch vụ, nhiều ý kiến cho rằng cần phải đánh giá mối quan hệ giữa lĩnh vực dịch vụ với nhu cầu phát triển của tỉnh, nhất là tốc độ phát triển đô thị.
Giám đốc Sở Công thương Trần Nhật Tân: Cần đưa vào báo cáo vấn đề xã hội hóa lĩnh vực thương mại, quản lý chợ, an toàn thực phẩm, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... |
Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều ý kiến góp ý sâu sắc liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về phát triển văn hóa, con người Việt Nam gắn với đặc điểm, tình hình của tỉnh Hà Tĩnh; vấn đề phát triển thiết chế văn hóa cơ sở; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa – xã hội, trong đó có liên quan đến các loại hình dịch vụ.
Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn: Đề nghị báo cáo cần đánh giá xác thực vấn đề nông nghiệp như: tập trung chỉ đạo cho một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực; sản phẩm chủ lực hình thành rõ nét, vai trò của liên kết hóa; bổ sung rõ hơn phần về nông dân, nhất là việc tiếp nhận các chủ trương của tỉnh. Trong phần hạn chế, cần nêu tiềm năng lợi thế như ven biển, vùng núi. Trong phương hướng, cần nhấn mạnh việc xây dựng nông thôn mới phải tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, không có cán bộ, tổ chức, người dân nào đứng ngoài cuộc… |
Từ các phân tích cụ thể theo lĩnh vực chủ quản, đại biểu đã nêu ý kiến điều chỉnh về một số chỉ tiêu tại đại hội, phấn đấu đạt được vào năm 2020.
Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Đức Hạnh: Cần phân tích sâu hơn vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam gắn với mục tiêu phát triển con người, văn hóa Hà Tĩnh và giải pháp phát triển các lĩnh vực văn học – nghệ thuật. |
Cụ thể như: chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng so với lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ - thương mại; thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu; giá trị sản xuất/đơn vị diện tích; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch; lao động qua đào tạo…
Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu: Sắp tới, ngành Y tế sẽ tham mưu kiện toàn để tránh lãng phí nguồn nhân lực; phát triển các nhóm y tế chuyên sâu, triển khai các giải pháp dự phòng tích cực đối với bệnh không lây nhiễm… |
Chiều nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục thảo luận, góp ý xây dựng Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
Theo: Baohatinh.vn