• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tìm hiểu thực thi chính sách, pháp luật về người di cư và sức khỏe người di cư tại tỉnh Hà Tĩnh

Sáng 14/3, đoàn công tác của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế đã làm việc với Sở Y tế và các ban, ngành có liên quan của tỉnh Hà Tĩnh về tìm hiểu thực thi chính sách, pháp luật về người di cư và sức khỏe người di cư tại tỉnh Hà Tĩnh.

Sáng 14/3, đoàn công tác của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế đã làm việc với Sở Y tế và các ban, ngành có liên quan của tỉnh Hà Tĩnh về tìm hiểu thực thi chính sách, pháp luật về người di cư và sức khỏe người di cư tại tỉnh Hà Tĩnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp, Hà Tĩnh thuộc tốp đầu về người di cư nội địa và di cư quốc tế. Hiện số lao động đang làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ thời điểm này là 56.472 người. Tỷ suất xuất cư giai đoạn 1994-1999 là 53,32%, đứng thứ nhất toàn quốc; giai đoạn 2004-2012 là 76%, đứng thứ nhì toàn quốc. Việc quản lý sức khỏe người di cư từ trước đến nay chưa có một thống kê chi tiết hay giám sát chuyên biệt, vì chưa có cơ quan chức năng chuyên trách quản lý sức khỏe người di cư, đồng thời phần lớn người di cư nội địa và di cư qua biên giới đất liền, đường biển, du lịch nước ngoài trên 5 ngày không cần kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, nhìn chung những người di cư nội địa hay quốc tế hầu hết đều có sức khỏe tốt, ít khi có bệnh truyền nhiễm. Người đi xuất khẩu lao động qua đường chính ngạch đều có giấy chứng nhận sức khỏe do các cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, người di cư qua lại cửa khẩu biên giới được kiểm dịch chặt chẽ 24/24 giờ hàng ngày, đặc biệt khi trong nước đang có dịch bệnh truyền nhiễm.

Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh....

Với mục tiêu nghiên cứu tìm hiểu về tình hình di cư hiện nay, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người di cư, những thách thức liên quan đến di cư và các khía cạnh sức khỏe khác của con người di cư ở Việt Nam; tìm hiểu các thực hành và các biện pháp can thiệp tốt nhằm tăng cường sức khỏe của người di cư. Buổi làm việc đã tập trung phân tích những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất khi người di cư tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tại tỉnh nhà, cụ thể trong chế độ Bảo hiểm y tế, các chương trình sốt rét, tâm thần, HIV/AIDS, một số nhóm bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng; những chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người di cư của tỉnh triển khai để đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người dân…

và Tiến sỹ Đường Công Lự - Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại hội nghị.

Việc nghiên cứu, phân tích thực trạng sức khỏe người di cư tại Việt Nam sẽ được sử dụng để xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động nhằm tăng cường sức khỏe của người di cư ở Việt Nam, báo cáo nghiên cứu sẽ được chia sẻ và thuyết trình tại hội thảo cấp quốc gia, chính vì vậy, tại buổi làm việc, ngành Y tế Hà Tĩnh kiến nghị với đoàn công tác tiếp tục thực hiện đánh giá sức khỏe người di cư quốc tế; tăng cường quản lý sức khỏe người di cư quốc tế, tất cả những người di cư quốc tế phải được kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng các loại vắc-xin cơ bản…

Đoàn Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.031
Tháng 12 : 174.653
Năm 2024 : 2.975.241
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.773.755