• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tập huấn công tác y tế học đường

Sáng ngày 21/7, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổ chức tập huấn công tác y tế học đường cho cán bộ phụ trách công tác y tế học đường của Phòng Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm Y tế dự phòng 12 huyện, thị xã, thành phố.

Sáng ngày 21/7, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổ chức tập huấn công tác y tế học đường cho cán bộ phụ trách công tác y tế học đường của Phòng Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm Y tế dự phòng 12 huyện, thị xã, thành phố.

Các học viên tham gia lớp tập huấn

Trong thời gian 1 ngày, học viên được truyền đạt một số nội dung cơ bản về bệnh cận thị; bệnh răng miệng; kỹ thuật khám phát hiện biến dạng cột sống ở học sinh; một số kỹ năng sơ cấp cứu thông thường tại trường học....

Qua lớp tập huấn giúp cho cán bộ y tế trường học nắm bắt những kiến thwucs cơ bản về các bệnh học đường để hướng dẫn học sinh nhằm giảm tỷ lệ mắc và hạn chế một số yếu tố nguy cơ của các bệnh tật học đường phổ biến hiện nay.

Tuấn Dũng

Cách phòng bệnh cận thị học đường

Bệnh cận thị hoàn toàn có thể phòng được nếu có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, gia đình và nhà trường. Sau đây là một số chỉ dẫn cần được tuân thủ trong sinh hoạt và học tập:

1. Giữ đúng tư thế ngồi khi học

Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35 cm với học sinh trung học phổ thông và người lớn. Thầy cô giáo và cha mẹ học sinh phải thường xuyên nhắc nhở, không để các em cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết.

2. Lớp học, góc học tập phải đủ những điều kiện cần thiết

- Kích thước phòng học; cách sắp xếp bàn ghế, bảng viết phải phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể ngồi đúng tư thế và giữ đúng khoảng cách từ mắt đến sách vở.

- Đảm bảo đủ ánh sáng: nơi tối nhất không dưới 30 lux, nơi sáng nhất không quá 700 lux.

- Chữ viết trên bảng và trong sách vở phải rõ nét, chiều cao ít nhất của chữ viết là 1/200 khoảng cách từ mắt tới chữ. Ví dụ, khoảng cách từ bảng tới học sinh là 8 m thì chiều cao tối thiểu của cỡ viết trên bảng phải là 4 cm. Chữ trong vở phải có chiều cao ít nhất 1,75 mm cho khoảng cách từ mắt đến vở là 35 cm.

- Khi đọc sách buổi tối, cần đèn đủ sáng và có chụp phản chiều. Không dùng đèn ống neon, nên dùng bóng điện dây tóc.

- Không viết mực đỏ, mực xanh lá cây. Không đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy vàng hoặc giấy đen, vì tỷ lệ tương phản giữa chữ và nền quá nhỏ, khiến mắt bị mệt.

- Duy trì mỗi tiết học 45 phút, sau đó nghỉ giải lao, đưa mắt nhìn xa, hết co thắt thị giác rồi mới bước vào giờ học tiếp theo.

3. Bỏ những thói quen có hại cho mắt

- Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.

- Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.

- Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem.

- Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kình cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.

* Khi có biểu hiện: Cảm thấy mỏi mắt khi đọc sách, nhìn mờ khi đọc chữ hoặc nhìn một vật ở xa. Nên bảo bố mẹ đưa chúng ta đến ngày trung tâm chuyên khoa về mắt để khám và đièu trị kịp thời.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.164
Tháng 05 : 38.829
Năm 2025 : 798.509
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.625.793