• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng cường công tác an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

Trong những năm gần đây, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động ( ATVSLĐ) và phòng chống bệnh nghề nghiệp luôn được ngành Y tế Hà Tĩnh chú trọng đẩy mạnh. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn lao động được khám sức khỏe định kỳ, được tuyên truyền,

Trong những năm gần đây, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động ( ATVSLĐ) và phòng chống bệnh nghề nghiệp luôn được ngành Y tế Hà Tĩnh chú trọng đẩy mạnh. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn lao động được khám sức khỏe định kỳ, được tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động và người lao động đang ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động.

Là công ty chuyên kinh doanh xăng dầu, hóa dầu trong môi trường rất độc hại, nguy hiểm, với hệ thống mạng lưới hơn 50 đại lý bán lẻ phân bố đều khắp các vùng miền trên địa bàn tỉnh, Công ty xăng dầu Hà Tĩnh luôn chú trọng đến vấn đề sức khỏe của cán bộ công nhân viên. Ông Nguyễn Văn Chung- Trưởng phòng tổ chức của công ty cho biết: Hàng năm, công ty đều phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 334 cán bộ công nhân viên và tiến hành đo quan trắc môi trường tại 60 cây xăng. Qua kết quả các đợt khám sức khỏe, Công ty đã xem xét bố trí những công nhân viên có sức khỏe loại 3,4 làm việc phù hợp, thực hiện nghiêm túc công tác ATLĐ, vệ sinh lao động, đặc biệt đã trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân như quần áo bảo hộ lao động, giày, ủng, mũ, kính, găng tay chống hoá chất… cho cán bộ nhân viên.

Bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động các đơn vị

Thực tế cho thấy, tai nạn lao động gây thiệt hại lớn về người và tài sản cũng như những mất mát về tinh thần rất khó bù đắp đối với mỗi gia đình và xã hội. Chỉ tính riêng trong năm 2018, đã có 1.493 trường hợp tai nạn lao động trên toàn tỉnh. Thời gian qua, ngành Y tế, Trung tâm CDC Hà Tĩnh đã nỗ lực tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các thông tư của Bộ Y tế về công tác ATVSLĐ và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người lao động. Theo Thạc sĩ Nguyễn Quốc Việt- Phụ trách khoa Sức khỏe môi trường- YTTH- BNN- Trung tâm CDC Hà Tĩnh: Bên cạnh tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về công tác ATVSLĐ, huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trung tâm phối hợp với 28 đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh tiến hành đo quan trắc môi trường, kiểm tra môi trường lao động, thu hơn 9.000 mẫu đo môi trường lao động. Tại các đợt quan trắc môi trường ở các cơ sở, Đoàn đã sử dụng các thiết bị đo các chỉ số vi khí hậu, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, bụi, ánh sáng tại các vị trí kỹ thuật theo thường quy kỹ thuật của Bộ Y tế;  kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách liên quan đến công tác VSATLĐ; việc chấp hành các quy định về chế độ bảo hộ lao động, nội quy lao động; các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị. Kết thúc các đợt kiểm tra giám sát, đoàn có văn bản gửi các đơn vị kèm theo khuyến nghị các giải pháp tổ chức lao động, y tế và giải pháp kỹ thuật. Mỗi đơn vị sản xuất căn cứ vào chức năng nhiệm vụ cụ thể hoàn thiện những nội dung còn thiếu mà đoàn kiểm tra đã chỉ ra; bố trí thời gian làm việc cho người lao động hợp lý, góp phần phát triển sản xuất và đảm bảo quyền lợi thiết thực cho người lao động. Kết quả kiểm tra cho thấy, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều coi trọng ATVSLĐ. Việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, trang bị bảo hộ lao động, nội quy, tiêu chuẩn, thiết bị phòng cháy chữa cháy được thực hiện khá tốt.

Sử dụng các thiết bị đo các chỉ số vi khí hậu, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, bụi, ánh sáng tại các vị trí kỹ thuật theo thường quy kỹ thuật của Bộ Y tế.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Việt cũng cho biết thêm: Công tác tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho các đơn vị có yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp được trung tâm chú trọng trọng đẩy mạnh trong những năm gần đây. Hàng năm có gần 8.000 lượt người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Kết quả các đợt khám, chẩn đoán có kèm theo tư vấn điều trị bệnh, hướng xử trí của từng trường hợp cụ thể được tổng hợp danh sách kết quả khám gửi cho đơn vị.

Theo Bác sĩ Nguyễn Chí Thanh- Phó Giám đốc Trung tâm CDC tỉnh: Công tác ATVSLĐ là đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động; tuân thủ thực hiện để xây dựng môi trường lao động an toàn gắn với phát triển bền vững. Để hạn chế TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, cần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là vai trò của người lao động trong việc tự bảo vệ mình và đồng nghiệp, tránh các nguy cơ dẫn đến TNLĐ; cũng như tăng cường các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

Đoàn Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.193
Tháng 12 : 175.815
Năm 2024 : 2.976.403
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.774.917