Phát hiện ổ dịch Sốt xuất huyết tại xã Đức Vĩnh huyện Đức Thọ
Ngày 20/8, bệnh nhân Hà Thị Duyên (18 tuổi) ở thôn Vĩnh Đại xã Đức Vĩnh huyện Đức Thọ xuất hiện các triệu chứng sốt cao trên 39 độ, đau đầu, đau cơ, nỗi ban ở 2 cẳng chân, nhức hai hố mắt được người nhà đưa đến Trạm Y tế khám và điều trị. Đến ngày 29/8 Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh lấy mẫu xét nghiệm hồi cứu và cho kết quả dương tính với sốt xuất huyết dengue.

kiểm tra sức khỏe các bệnh nhân đang theo dõi, điều trị tại Trạm Y tế Đức Vĩnh
Theo Bác sĩ Hoàng Quốc Khánh – Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Đức Thọ cho biết, đến thời điểm này trên địa bàn thôn Vĩnh Đại xã Đức Vĩnh huyện Đức Thọ đã có 10 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 05 trường hợp cho kết quả dương tính với Sốt xuất huyết dengue. Hiện nay đã có 01 bệnh nhân khỏi, 01 bệnh nhân đang được theo dõi tại Bệnh viện đa khoa huyện, 4 bệnh nhân theo dõi điều trị tại trạm y tế xã; 4 bệnh nhân nhẹ cho về nhà theo dõi.
Trước tình hình đó, lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã kịp thời xuống tận hiện trường nơi xẩy ra dịch kiểm tra công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cũng đã xuống tận các hộ gia đình có bệnh nhân Sốt xuất huyết thăm hỏi, động viên, đồng thời kiểm tra, giám sát dịch tể gây bệnh.
Hiện nay, lực lượng y tế dự phòng đã có mặt và đang triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng dập dịch. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã cung cấp đủ hóa chất diệt muỗi, máy phun chuyên dụng và chỉ đạo chính quyền, Trạm Y tế xã Đức Vĩnh triển khai phun hóa chất tại các thôn lân cận, có nguy cơ lây lan về dịch sốt xuất huyết. Đồng thời tổ chức triển khai tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân nâng cao nhận thức về phòng chống dịch bệnh. Phối hợp tốt chính quyền đại phương huy động các lực lượng ra quân vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, kịp thời dập dịch, không để lây lan trên diện rộng. Đặc biệt là bảo đảm xử lý triệt để các ổ bọ gậy tại các hộ gia đình, các dụng cụ phế thải, các ổ đọng nước tại khu vực chợ, trường học..

Tại buổi kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại xã Đức Vĩnh Bác sĩ Lê Ngọc Châu – Giám đốc Sở Y tế yêu cầu: Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ chủ động đủ cơ số thuốc, giường bệnh, đội cấp cứu điều trị lưu động sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh lây lan; Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Đức Thọ, chính quyền địa phương và trạm Y tế xã Đức Vĩnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trên loa truyền thanh xã để toàn thể nhân dân biết về sự nguy hiểm của dịch bệnh Sốt xuất huyết và các biện pháp phòng tránh; theo dõi sát sức khỏe các bệnh nhân mắc đang điều trị tại các cơ sở y tế, đồng thời thu dung sớm các bệnh nhân mới có dấu hiệu Sốt xuất hiện để có phương pháp điều trị kịp thời; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi sớm tại thôn Vĩnh Đại và các thôn lân cận có nguy cơ cao về sự lây lan của sốt xuất huyết, đồng thời yêu cầu sự vào cuộc quyết liệt, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đối với công tác phòng phòng chống dịch bệnh, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan và kéo dài, không phát sinh cac bệnh mới.
Lãnh đạo ngành y tế lo ngại, việc xuất hiện ổ dịch đầu tiên là dấu hiệu cảnh báo dịch có thể bùng phát nếu không kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của ngành y tế thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức vệ sinh của người dân để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, vì sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và ngủ màn phòng muỗi đốt.
Nhật Thắng
Triệu chứng sốt xuất huyết và cách phòng chống hiệu quả nhất Mùa mưa đến thường là lúc muối phát triển sinh sôi nảy nở, cũng thường là lúc chúng ta dễ mắc sốt xuất huyết, nhất là trẻ em. Vậy nên hãy tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng gây sốt xuất huyết từ đó có biện pháp phòng và tránh sốt xuất huyết hiệu quả nhất: Nguyên nhân sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh: - Do siêu vi trùng Dengue gây ra - Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất Triệu chứng sốt xuất huyết Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh có 1 sô biểu hiện như sau: Đối với trẻ nhỏ : Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ - Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da - Chảy máu cam - Nôn mửa - Đi ngoài ra máu - Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải - Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết Chăm sóc trẻ đúng cách khi mắc sốt xuất huyết Sốt xuất huyết ở trẻ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Nếu mẹ phát hiện bé có những biểu hiện của sốt xuất huyết, mẹ nên: - Chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… - Cho bé uống thêm nhiều nước, loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên cho bé uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. - Theo dõi và cho bé nhập viện kịp thời: khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách. Ngoài ra mẹ nên lưu ý thêm một số điều sau: - Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày). - Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ). Phòng ngừa sốt xuất huyết - Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng. - Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi - Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi… - Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển - Phát quang bụi râm - Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát. |