• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Hà Tĩnh nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt. Sau mưa lũ thường dễ xuất hiện một số dịch bệnh, nhất là các bệnh về tiêu hóa, mắt, sốt xuất huyết, cảm cúm và các bệnh ngoài da... Chính vì thế công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trước, trong và sau mùa mưa lũ được ngành Y tế đặc biệt quan tâm nhất là trong việc chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, thuốc men, hóa chất và các phương tiện phòng chống dịch.

Hà Tĩnh nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt. Sau mưa lũ thường dễ xuất hiện một số dịch bệnh, nhất là các bệnh về tiêu hóa, mắt, sốt xuất huyết, cảm cúm và các bệnh ngoài da... Chính vì thế công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trước, trong và sau mùa mưa lũ được ngành Y tế đặc biệt quan tâm nhất là trong việc chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, thuốc men, hóa chất và các phương tiện phòng chống dịch.

Cá bộ y tế giám sát, điều tra véc tơ truyền bệnh sau mưa, lũ

Theo bác sĩ Nguyễn Chí Thanh, phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: với tinh thần sẵn sàng, chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão, lũ lụt, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng mọi lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư, hóa chất cần thiết để đáp ứng kịp thời khi có tình huống cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường sau lụt, bão. Các đơn vị y tế dự phòng từ tỉnh đến huyện đã tiến hành kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, đội cơ động phòng chống dịch bệnh; tổ chức thường trực phòng chống lụt, bão, cứu nạn, cứu hộ 24/24h; theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến bão, lũ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các đơn vị y tế dự phòng phối hợp với các cơ sở điều trị triển khai hoạt động khám, chữa bệnh, bám sát, hỗ trợ nhân dân khi có bão lũ xảy ra; hỗ trợ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe kịp thời trong mọi tình huống cần thiết;  kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị tuyến dưới, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy thường xảy ra trong mùa mưa bão. Ngoài ra, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố tăng cường giám sát dịch bệnh, đặc biệt là các ổ dịch cũ, những địa phương có nguy cơ cao, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý kịp thời; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về cách phát hiện các loại dịch bệnh và các biện pháp dự phòng tại cộng đồng; chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất và trang thiết bị cần thiết; các hoạt động triển khai khẩn cấp khi có dịch xảy ra và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Y tế  dự phòng tỉnh đã cấp gần 500 lít hóa chất diệt côn trùng; 70 hộp hóa chất diệt ấu trùng muỗi; gần 700 kg Clormin B; 980 ngàn viên Cloramin B; 300 ngàn viên Aquatabs. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã cấp 200 áo phao cứu sinh, 58 cơ số thuốc phòng chống lụt bão và 13 máy phun cho các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị, thành phố, nhằm sẵn sàng chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão, lũ lụt.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chuẩn bị đủ hóa chất phòng chống dịch mùa mưa, lũ

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, mặc dù trong 8 tháng đầu năm, tỉnh ta không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, dịch sốt xuất huyết từ đầu tháng 6 đến nay đã xuất hiện tại 11 huyện, thị, thành phố với 19 ca mắc. Đặc biệt, khi mùa mưa lũ đến là thời điểm rất dễ gia tăng nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh như: sốt xuất huyết, sốt rét, cảm cúm, các bệnh đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...), các bệnh về da (nước ăn chân, viêm da, viêm nang lông...), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột)... Vì thế, để hạn chế các dịch bệnh có thể xảy ra trong mùa mưa bão, lũ lụt, theo bác sĩ Nguyễn Chí Thanh, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống như: thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và thường xuyên rửa tay với xà phòng; các gia đình cần thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như Cloramin B hoặc viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt; để bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân cần thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật, sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; đến ngay các cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các biểu hiện của các bệnh nói trên.

Thời gian tới, đang là mùa mưa, bão ngành Y tế tiếp tục chỉ đạo triển khai các hoạt động chủ động phòng chống và ứng phó với các dịch bệnh. Các đội cơ động phòng chống dịch bệnh từ tỉnh đến huyện tổ chức thường trực phòng chống lụt, bão, cứu nạn, cứu hộ 24/24h; tăng cường bám sát địa bàn, theo dõi, kiểm soát, xử lý dịch bệnh; đẩy mạnh công tác điều tra, giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết; tập trung đề phòng xuất hiện một số bệnh dịch nguy hiểm khác như Cúm AH1N1, Cúm AH5N1, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hoá, các bệnh ngoài da…hạn chế các dịch bệnh có thể xảy ra trong mùa mưa bão.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 13.282
Tháng 05 : 71.263
Năm 2025 : 830.942
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.658.226