• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Vì sao mùa nóng vẫn cần tiêm ngừa cúm?

Các nước như Mỹ khuyên tiêm cúm vào tháng 10, còn ở Việt Nam vẫn cần tiêm cúm vào mùa nóng, xin bác sĩ giải thích vì sao?

Các nước như Mỹ khuyên tiêm cúm vào tháng 10, còn ở Việt Nam vẫn cần tiêm cúm vào mùa nóng, xin bác sĩ giải thích vì sao? (Mỹ Lệ, 32 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Ở các nước ôn đới như Mỹ, đỉnh cúm thường diễn ra vào tháng 10 hàng năm. Do đó, giới chức y tế thường khuyến cáo ngừa cúm trước khi bước vào đỉnh dịch, để người dân có miễn dịch với bệnh.

Tại các nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, bệnh cúm thường xuất hiện quanh năm. Số ca mắc cúm thường tăng mạnh vào tháng 3-4 và tháng 9-10. Vừa qua, các bệnh viện ghi nhận nhiều ca mắc cúm A, cúm B và gặp biến chứng. Bên cạnh đó, người dân tăng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng vào mùa hè khiến cúm dễ lây lan nhanh và rộng hơn.

Người mắc cúm có thể tự khỏi sau 4-7 ngày. Tuy nhiên trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người bệnh nền mắc cúm, có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng như viêm phổi, viêm phế quản, đột quỵ... nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thai phụ mắc cúm có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non, thai nhẹ cân, thai chết lưu.

Do đó, người dân vẫn được khuyến cáo tiêm cúm dù trời nắng nóng để phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

Theo các nghiên cứu, tiêm phòng cúm giúp giảm tỷ lệ tử vong 70-80%, giảm số người phải nhập viện khi mắc cúm hoặc bị tăng nặng bệnh nền do cúm. Thai phụ tiêm phòng cúm giúp giảm 40% nguy cơ nhập viện; 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 25% tỷ lệ sinh non, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.

Tiêm vaccine giúp phòng bệnh, tránh các biến chứng do cúm. Ảnh: Nhật Linh

Tiêm vaccine giúp phòng bệnh, tránh các biến chứng do cúm. 

Sau lịch tiêm cơ bản, vaccine cúm cần được tiêm nhắc mỗi năm. Lý do là virus cúm thay đổi quanh năm. Tiêm ngừa giúp phòng ngừa hiệu quả các chủng cúm mới và bổ sung cho lượng kháng thể của vaccine năm trước đã giảm dần.

Tại Việt Nam hiện có 4 loại vaccine cúm bất hoạt, trong đó có ba loại tứ giá, giúp bảo vệ trước 4 chủng virus cúm gồm A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria và B/Yamagata sản xuất tại Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc; một loại tam giá sản xuất tại Việt Nam giúp bảo vệ trước 2 chủng cúm A và một chủng cúm B. Các vaccine tứ giá tiêm cho trẻ từ 6̉ tháng tuổi và người lớn. Vaccine tam giá tiêm cho người từ 18-60 tuổi.

Phụ nữ mang thai tiêm cúm vào 3 tháng giữa hoặc cuối của thai kỳ giúp bảo vệ mẹ và truyền kháng thể sang thai nhi, bảo vệ trẻ sơ sinh đến khi đủ tuổi tiêm ngừa.

Bên cạnh đó, khi có biểu hiện bệnh, cần lưu ý không đến nơi đông người, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người có nguy cơ cao như trẻ em, thai phụ, người già. Mọi người hạn chế vận động mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống giàu dinh dưỡng giúp cơ thể mau khỏi bệnh.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.755
Tháng 05 : 68.624
Năm 2024 : 787.923
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.586.437