• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nguy cơ đông máu hậu COVID-19 cao hơn nhiều lần so với rủi ro do tiêm vaccine

Đối với những người chưa được tiêm chủng, cần phải tiêm vaccine do rủi ro do bệnh cao hơn rất nhiều so với rủi ro do vaccine phòng COVID-19…

Rủi ro do bệnh cao hơn rất nhiều so với rủi ro do vaccine phòng COVID-19

Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng, SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 không chỉ tác động đến phổi mà còn gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống mạch máu (lưu thông máu) và khả năng đông máu.

Nguyên nhân bệnh nhân hậu COVID-19 gặp phải di chứng hình thành cục máu đông được xác định là do phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch máu sau khi hồi phục COVID-19. Phát hiện này đã giúp giải thích lý do tại sao một số người từng mắc COVID-19 xuất hiện các triệu chứng tim mạch.

Khi tiến hành xét nghiệm máu của những người đã khỏi COVID-19 trong vòng một tháng, có một số lượng tế bào mạch máu bị tổn thương, được gọi là tế bào nội mô tuần hoàn, loại tế bào này lưu thông trong dòng máu nhiều gấp đôi người không mắc COVID-19. Nhiều tế bào mạch máu bị tổn thương này cũng được tìm thấy ở những bệnh nhân hậu COVID-19 mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.

Ngoài các dấu hiệu tổn thương mạch máu, trong cơ thể những người đã khỏi COVID-19 còn có rất nhiều protein gây viêm, có tên gọi là cytokine (cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch). Các chuyên gia cũng tìm thấy số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T – tiêu diệt virus) cao bất thường. Sự xuất hiện cytokine và tế bào T được giải thích là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và chúng góp phần làm tổn thương mạch máu ở một số F0 khỏi COVID-19, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia Thụy Điển cho thấy, F0 khỏi COVID-19 có nguy cơ phát triển cục máu đông nghiêm trọng trong vòng 6 tháng, ngay cả với những trường hợp bệnh nhẹ. F0 có nguy cơ thuyên tắc phổi do phát triển cục máu đông cao gấp 33 lần người không nhiễm SARS-CoV-2; Nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu - thường ở chân của F0 cũng tăng trong vòng 3 tháng sau khi bệnh, cao gấp 5 lần người bình thường.

F0 thể nặng, người có sức khỏe tiềm ẩn và nhóm nhiễm SARS-CoV-2 ở giai đoạn đầu có nguy cơ đông máu và chảy máu cao nhất. Điều này là do các biện pháp điều trị được cải thiện trong đợt đại dịch và những bệnh nhân lớn tuổi bắt đầu được tiêm phòng vaccine đợt thứ hai.

Mặt khác, một nghiên cứu lớn đã được thực hiện tại Vương quốc Anh trên 29 triệu người đã được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Kết quả cho thấy, có rất ít nguy cơ gây hình thành cục máu đông và các rối loạn đông máu sau khi tiêm vaccine mũi đầu tiên. Tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều lần so với nguy cơ do nhiễm SARS-CoV-2.

Chính bởi vậy, đối với những người chưa được tiêm chủng, cần phải tiêm vaccine do rủi ro do bệnh cao hơn rất nhiều so với rủi ro do vaccine.

Nguy cơ đông máu hậu COVID-19 cao hơn nhiều lần so với rủi ro do tiêm vaccine - Ảnh 1.

Vaccine COVID-19 có hiệu quả trong phòng bệnh và giảm các biến chứng do COVID-19 gây ra, giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong, góp phần không nhỏ trong quá trình đẩy lùi đại dịch.

Vấn đề đông máu ghi nhận cơ bản chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm vaccine

BS. Nguyễn Huy Hoàng cho biết, vấn đề đông máu ghi nhận cơ bản chỉ xảy ra trong vòng 4 tuần sau khi tiêm vaccine lần đầu. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ rất thấp gặp hiện tượng huyết khối. Trong trường hợp hiếm hoi gặp tác dụng hình thành cục máu đông, có thể xảy ra hai tình huống:

- Hình thành cục máu đông lớn, gây biến cố ngay lúc đó, ví dụ như tắc mạch chi, tắc mạch phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...

- Hình thành cục máu đông nhỏ, nó sẽ tan dần, thường sau 24h, tối đa 4 tuần là không còn gì nữa. Khi cục máu đông phân hủy, nó sẽ sinh ra D-dimer (sản phẩm của quá trình tiêu hủy cục máu đông) trong máu.

Hầu hết mọi người dân đã tiêm vaccine COVID-19 từ năm 2021, nếu không có biến cố về cục máu đông nào ngay lúc đó, thì bây giờ cũng không còn bất cứ dấu hiệu nào của cục máu đông nữa. Vì vậy, người dân cần bình tĩnh, tìm hiểu rõ thông tin để tránh hoang mang không cần thiết.

Vaccine COVID-19 có hiệu quả trong phòng bệnh và các biến chứng do COVID-19 gây ra, giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong, góp phần không nhỏ trong quá trình đẩy lùi đại dịch. Khi tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca, Việt Nam cũng đã được cảnh báo về tác dụng phụ gây đông máu này. Việc triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng chặt chẽ, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm...


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7
Tháng 12 : 166.836
Năm 2024 : 2.967.424
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.765.938