• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nhận biết và điều trị nang hoạt dịch vùng khoeo chân

Nang hoạt dịch vùng khoeo là bệnh khá phổ biến vùng khớp gối, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Nguyên nhân nang hoạt dịch vùng khoeo chân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nang hoạt dịch vùng khoeo chân là do đầu gối sản xuất ra quá nhiều chất hoạt dịch, dẫn đến sự tích tụ chúng ở một khu vực trên mặt sau của đầu gối. Hiện tượng này thường xuất hiện do chứng viêm khớp gối, thấp khớp hay một chấn thương ở đầu gối, ví dụ như rách sụn khớp gối.

Các ghi nhận cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lý phổ biến như:

Chấn thương thể thao hoặc tai nạn giao thông, một lực rất mạnh và đột ngột tác động vào khớp gối, làm bong hoặc vỡ sụn khớp, từ đó bao hoạt dịch có thể phản ứng tăng tiết dịch quá mức, gây hiện tượng thoát vị mà biểu hiện lâm sàng là u.

Nhận biết và điều trị nang hoạt dịch vùng khoeo chân- Ảnh 1.

Người có tiền sử chấn thương hoặc viêm khớp cũng dễ gặp nang bao hoạt dịch khớp.

Mốt số người có đặc thù công việc khiến khớp hoạt động liên tục như: một số nghề phải vận động hoặc lao động thường xuyên (như vận động viên thể thao, công nhân…) khiến khớp liên tục phải chịu áp lực, vì thế mà bao hoạt dịch bị tổn thương và gây ra bệnh.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ: Tuổi tác cao, người thừa cân – béo phì, người có tiền sử chấn thương hoặc viêm khớp cũng dễ gặp nang bao hoạt dịch khớp.

Những người đã từng bị chấn thương gối (rách sụn chêm, đứt dây chằng gối). Người viêm thấp khớp trước đó; Người thoái hóa khớp gối, goute….sẽ có nguy cơ cao bị nang hoạt dịch vùng khoeo.

Triệu chứng của nang hoạt dịch khoeo chân

Nang hoạt dịch vùng khoeo chân thường đi kèm thoái hóa khớp gối. Người bệnh thường nhận thấy có một khối phòng phía sau gối, cảm giác có dịch bên trong

  • Đau vùng khoeo.

  • Hạn chế ngồi xổm.

  • Sưng gối kèm theo.

Đôi khi nang hoạt dịch khoeo chân có thể gây nên tình trạng sưng tấy và đỏ vùng khoeo chân. Nếu gặp trường hợp trên, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để xác định, tránh trường hợp bị nhầm với huyết khối vùng tĩnh mạch, một bệnh lý cấp cứu.

Trong một số trường hợp, nang hoạt dịch gây đau nhiều vùng kheo, căng tức khi vận động gối ,ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống, lúc này nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Ngoài các triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán nang hoạt dịch vùng khoeo chân, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang khớp gối, sử dụng sóng âm thanh để ghi hình ảnh thông qua kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán xác định nang hoạt dịch vùng khoeo chân và ước lượng kích thước của nang. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện chụp MRI, xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác.

Điều trị nang hoạt dịch khoeo chân

Nhận biết và điều trị nang hoạt dịch vùng khoeo chân- Ảnh 2.

Có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ trong trường hợp đau sưng nhiều.

Nang hoạt dịch là một bệnh lành tính và không thể trở thành ung thư. Đa số trường hợp không cần điều trị, tuy nhiên một số trường hợp cần điều trị, thường bắt đầu bằng điều trị bảo tồn. Một số ít trường hợp, khi nang gây đau nhiều, to, căng gối nhiều, điều trị nội khoa không đỡ, chỉ định phẫu thuật được đặt ra.

Điều trị bảo tồn bao gồm :

  • Theo dõi nang: Tự đánh giá tình trạng phát triển của nang, nếu có dấu hiệu lớn nhanh, nên quay lại tái khám để được tư vấn.

  • Điều chỉnh lại sinh hoạt : Mang nẹp gối hỗ trợ, tránh các hoạt động mạnh gây kích ứng gối như chạy bộ, tập thể dục.

  • Thuốc giảm đau: Có thể sử dụng theo toa của bác sĩ trong trường hợp đau sưng nhiều.

  • Chọc hút: Bác sĩ sẽ dùng bơm tiêm để hút nang hoạt dịch ra, thường nguy cơ tái phát cao nếu u to.

Điều trị phẫu thuật:

Cắt nang, chỉ khi nang to và có biến chứng, gây khó chịu khi sinh hoạt và nghỉ ngơi cần phải phẫu thuật.

Trường hợp nang hoạt dịch gây khó chịu và cản trở sinh hoạt người bệnh cần nghỉ ngơi và kê cao chân để giảm sự kích ứng khớp gối. Hạn chế vận động, khi nằm nên kê chân cao hơn tim, nhằm giảm lưu lượng máu đến khớp, giúp giảm sưng khớp.

Có thể chườm đá ở nhiệt độ thấp khiến các mạch máu co lại, làm hạn chế lưu lượng máu đến khớp gối, hỗ trợ giảm viêm và sưng hiệu quả.

Người bệnh cần tái khám đúng theo lịch để theo dõi sát diễn tiến của nang. Không tự ý uống thuốc không được chỉ định. Giữ cân nặng cơ thế ở mức lý tưởng, và tập thể dục thường xuyên (không tập nặng).


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 159
Tháng 12 : 222.972
Năm 2024 : 3.023.560
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.822.074