• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nhân tuần lễ Glôcôm Thế giới( Từ 06 đến 12/ 3): Hơn 80% bệnh nhân bị bệnh Glôcôm phát hiện ở giai đoạn muộn

Bác sĩ Lê Công Đức, Trưởng Khoa mắt, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: mỗi năm có khoảng hơn 100 bệnh nhân bị bệnh Glôcôm vào điều trị tại khoa, trong đó có hơn 80% bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn muộn.

Bác sĩ Lê Công Đức, Trưởng Khoa mắt, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: mỗi năm có khoảng hơn 100 bệnh nhân bị bệnh Glôcôm vào điều trị tại khoa, trong đó có hơn 80% bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn muộn.

Bệnh nhân Tống Đức Quế, 63 tuổi, xã Sơn Hồng, Hương Sơn vào viện trong tình trạng mắt trái bị mờ. Qua thăm khám bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị nhãn áp tăng, thị trường thu hẹp, teo gai thị do biến chứng của bệnh Glôcôm. Ông Quế cho biết: “Bình thường mắt của tôi không có biểu hiện gì cả, nhưng khoảng 20 ngày trước tự nhiên tôi thấy mắt trái nhìn mờ đột ngột. Đến bệnh viện mới biết là bị biến chứng của bệnh Glôcôm”.

Cần khám mắt và đo nhãn áp để phát hiện và điều trị sớm, phòng tránh mù lòa.

Theo Bác sĩ Đức, đa số bệnh nhân bị bệnh Glôcôm vào điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân là do bệnh nhân chưa có thói quen đi khám mắt và đo nhãn áp định kỳ; bệnh Glôcôm có 2 dạng, glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở. Bệnh glôcôm góc đóng thường có biểu hiện nhìn mờ, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, đau nửa đầu cùng bên, nôn, buồn nôn, mắt đỏ nhiều, sưng và chảy nhiều nước mắt. Ngược lại với glôcôm góc đóng, bệnh glôcôm góc mở thường phát triển rất âm thầm, không đau nhức, không đỏ mắt, nhưng khi bệnh nhân phát hiện sức nhìn mờ thì khi đó bệnh đã trở nặng.

Cho đến nay chưa có một phương pháp nào giúp phòng bệnh glôcôm hiệu quả. Nhưng tổn hại chức năng thị giác do glôcôm có thể phòng tránh được nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Những người trên 35 tuổi nên đến chuyên khoa mắt khám và kiểm tra nhãn áp ít nhất mỗi năm 01 lần; không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần Corticoid khi không có sự chỉ định của bác sỹ. Nếu được bác sỹ chẩn đoán bệnh Glôcôm cần phải tuân thủ điều trị. Bệnh Glôcôm thường làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa không hồi phục ở giai đoạn muộn, vì vậy, được chẩn đoán và điều trị càng sớm, thì thị lực của người bệnh càng được bảo tồn.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.884
Tháng 05 : 186.352
Năm 2025 : 946.031
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.773.315