• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đảm bảo cung ứng thuốc trong mùa mưa lũ

Thực hiện Công văn số 3006/QLD-KD ngày 06/9/2024 của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế về việc đảm bảo cung ứng thuốc trong mùa mưa lũ. Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh trong mùa bão, mưa lũ như đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, tiêu chảy, bệnh ngoài da…, Sở Y tế vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các công ty dược trong tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị đảm bảo cung ứng thuốc trong mùa mưa lũ.

Sở Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn về dược và các quy định về kinh doanh thuốc.

Theo đó, Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Chủ động lập danh sách các thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời lên kế hoạch, đặt hàng và mua sắm bổ sung, dự trữ, đảm bảo có đủ thuốc phục vụ các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ, dịch bệnh. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Kịp thời báo cáo về Sở Y tế trong trường hợp có nguy cơ thiếu thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị các bệnh có thể phát sinh sau lũ trên địa bàn.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Xây dựng kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc để bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng, phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh thường xảy ra trong mùa mưa lũ. Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ đến nhân dân.

Các công ty dược trong tỉnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc: Có kế hoạch dự trữ,cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị, đặc biệt đảm bảo cơ số thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế; tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, biến động tăng giá thuốc.

Chỉ đạo các cơ sở bán buôn (chi nhánh), cơ sở bán lẻ thuốc trực thuộc có kế hoạch dự trữ thuốc để kịp thời đáp ứng nhu cầu thuốc của người bệnh; không được để xẩy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá thuốc. Chuẩn bị sẵn nguồn thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý để ưu tiên cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu phòng, chống dịch bệnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố phổ biến văn bản này đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn để triển khai thực hiện.

Tăng cường, chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn về dược và các quy định về kinh doanh thuốc. Đặc biệt chú trọng công tác phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành, tình trạng găm hàng, tăng giá…và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm được phát hiện.

Trường hợp có khó khăn, vướng mắc về nguồn cung, các đơn vị phản ánh về Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) hoặc Sở Y tế Hà Tĩnh (Phòng Nghiệp vụ Dược) để phối hợp, xử lý kịp thời.

Thu Hòa


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.563
Tháng 11 : 56.524
Năm 2024 : 2.638.026
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.436.540