• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Chóng mặt cần thay đổi lối sống như thế nào?

Chóng mặt là vấn đề thường gặp, có khoảng 20% trường hợp là người lớn tuổi ghi nhận trong một tháng có gặp tình trạng choáng váng.

Nguyên nhân gây chóng mặt

Chóng mặt biểu hiện dưới dạng cảm giác dịch chuyển, mọi vật xung quanh quay đảo với người bệnh hoặc chính bản thân người bệnh quay đảo với vật xung quanh, hoặc cả hai.

Nguyên nhân thường gặp nhất của chóng mặt có nguồn gốc tiền đình ngoại biên như:

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (chiếm 40% chóng mặt ngoại biên). Tỉ lệ mắc bệnh là 50-100/100.000 dân/ mỗi năm; độ tuổi khởi phát trung bình ở tuổi 60. Tuy nhiên chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào với tỉ lệ gặp phải ở nữ giới cao hơn nam giới.

  • Bệnh Ménière (khoảng 10% chóng mặt ngoại biên).

  • Các nguyên nhân trung ương của chóng mặt, như đột quỵ tiểu não (ít gặp hơn). Gần 25% bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ đột quỵ được đưa vào cấp cứu với chóng mặt cấp, có nhồi máu tiểu não hay thân não.

Chóng mặt cần thay đổi lối sống như thế nào?- Ảnh 1.

Chóng mặt không phải bệnh nguy hiểm, nhưng chóng mặt thường xuyên hoặc chóng mặt nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống, cần được điều trị.

Chóng mặt có cần điều trị không?

Trong thực tế, khi bị chóng mặt phần lớn bệnh nhân thường tìm đến các chuyên khoa Tai – mũi – họng hoặc Thần kinh. Tuy nhiên triệu chứng chóng mặt có thể xuất phát từ các bệnh tiêu hóa, tim – mạch, nội tiết, thận – tiết niệu hay hô hấp.

Nhiều trường hợp xảy ra sau chấn thương sọ não, mắt, răng – hàm – mặt; một số bệnh nhân có thoái hóa cột sống cổ. Giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn thường có thể có biểu hiện sốt, nhức đầu, chóng mặt, nôn.

Nhiễm độc hóa chất dùng trong nông nghiệp cũng có thể ảnh hưởng tới thính lực gây rối loạn thăng bằng. Đặc biệt chóng mặt có thể gặp ở các bệnh nhân có rối loạn tâm căn hoặc rối loạn cảm xúc. Ngoài ra một số thuốc có khi gây tác dụng không mong muốn là chóng mặt không đặc hiệu.

Vì vậy, nếu không được điều trị, chóng mặt có thể gây ra những hệ lụy như: Dễ trầm cảm; Bị té ngã; Nguy cơ đột quỵ, tai biến…

Ngoài ra khi lượng oxy lên não không được cung cấp đầy đủ khiến cho não rơi vào tình trạng thiếu oxy sẽ khiến vùng não bộ ngừng hoạt động, từ đó dẫn đến bệnh thiếu máu lên não, tai biến mạch máu não và u não; nghiêm trọng nhất là đột quỵ khiến người bệnh phải nằm liệt giường và thậm chí là tử vong.

Do đó khi gặp phải các triệu chứng của bệnh, nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Về điều trị, đầu tiên là cần điều trị cơn chóng mặt, sau đó là điều trị nguyên nhân gây chóng mặt.

Điều trị cơn chóng mặt bằng cách: Tránh cử động hay thay đổi tư thế đột ngột; Tránh các kích thích tâm lý; Ở nơi yên tĩnh, tối; Không tắm lạnh; Tránh ăn socola, lạp xưởng, xúc xích, mì chính, rượu bia, caffeine…

Điều trị nguyên nhân gây chóng mặt: Tùy vào nguyên nhân mà có phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.

Không dùng thuốc giảm đau nhiều hơn một hoặc hai lần một tuần. Nếu cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện thường xuyên hơn, bạn cần đi khám bác sĩ để có hướng dẫn dùng thuốc điều trị cụ thể.

Nếu chóng mặt xuất hiện thường xuyên hơn, bạn cần đi khám bác sĩ để có hướng dẫn dùng thuốc điều trị cụ thể.

Khi bị chóng mặt cần thay đổi lối sống như nào?

  • Người bệnh khi bị chóng mặt cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật (lợn, bò,…), kem sữa bò,… Sử dụng quá nhiều chất béo có thể khiến cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Ngoài ra, những đồ uống có chứa chất kích thích như cafein sẽ làm tăng thêm triệu chứng ù tai ở người bệnh và rượu, bia cũng sẽ tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, một số thực phẩm giàu chất sắt như rau quả tươi và thịt, giàu magie như các loại đậu, rau lá xanh; thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như niacin, kali và vitamin B.

  • Cần bổ sung đủ nước hàng ngày: Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước để cung cấp đủ nước cho các quá trình trao đổi chất và các hoạt động của cơ thể được diễn ra hiệu quả. Đồng thời cũng có thể cho người bệnh uống thêm các loại nước ép hoa quả, sinh tố.

  • Cần luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên tập thể dục rất quan trọng, nhất là vùng đầu, cổ gáy, tập đẩy hơi vào hai tai bằng cách dùng hai bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50-100 lần. Các bài tập riêng dành riêng cho các bộ phận này sẽ hỗ trợ làm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh, giúp người bệnh duy trì sức khỏe. Tuy nhiên việc tập luyện thể dục cần phù hợp độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh.

  • Hạn chế bị stress căng thẳng: Hạn chế căng thẳng, rối loạn lo âu và giấc ngủ cũng là một cách giảm được tình trạng chóng mặt. Bởi stress, căng thẳng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn chính vì vậy cần tạo tâm lý vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng, không nên ngồi lâu một chỗ, trước máy vi tính, trong phòng lạnh.

Ngoài ra, cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng tiền đình, để giúp phòng ngừa những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.940
Tháng 12 : 166.817
Năm 2024 : 2.967.405
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.765.919