• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và chúng tôi cần làm gì để đề phòng?

Bệnh giun đũa là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng Toxocara gây ra lây lan sang người từ động vật, thường là chó hoặc mèo. Nó còn được gọi là giun đũa chó hoặc giun đũa mèo.

Có hai loại bệnh giun đũa chó mèo điển hình:

- Bệnh giun đũa chó mèo thể mắt: Xảy ra khi ký sinh trùng xâm nhập vào mắt. Bệnh giun đũa chó mèo ở mắt có thể gây viêm mắt, tổn thương võng mạc hoặc giảm thị lực. Thông thường, chỉ có một mắt bị ảnh hưởng. Triệu chứng phổ biến bao gồm:

Kích ứng hoặc đỏ mắt

Nhìn thấy các đốm hoặc tia sáng

Mất thị lực

Đồng tử có màu sắc bất thường

- Bệnh giun đũa chó mèo thể tạng: Xảy ra khi ký sinh trùng di chuyển vào các cơ quan như gan hoặc hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng phổ biến bao gồm: Sốt, ho, khò khè, đau bụng, gan to.

Bệnh giun đũa có thể lây sang người qua tiếp xúc với phân của chó, mèo bị nhiễm giun đũa. Trứng giun tròn có trong phân động vật và có thể xâm nhập vào miệng con người qua chất bẩn bị ô nhiễm hoặc tay chưa rửa sạch.

Với những gia đình có nuôi chó mèo, những nguyên tắc phòng ngừa mắc giun đũa bao gồm:

Đi khám bác sĩ thú y và điều trị giun cho chó hoặc mèo của bạn, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ và nếu chúng thường xuyên chơi đùa ngoài trời Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi chơi với vật nuôi hoặc động vật khác, sau các hoạt động ngoài trời và trước khi xử lý thực phẩm hoặc ăn uống, đặc biệt là dạy trẻ nhỏ làm điều này. Luôn luôn dọn sạch chất thải của thú cưng. Hãy chôn hoặc đóng gói và bỏ vào thùng rác. Rửa tay sau khi xử lý chất thải của vật nuôi

Hầu hết trường hợp bệnh giun đũa có thể được điều trị bằng thuốc tiêu diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu ký sinh trùng đã nhiễm vào mắt, có thể cần dùng các loại thuốc khác hoặc phẫu thuật để giữ cho mắt không bị tổn thương.


Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7
Tháng 12 : 166.836
Năm 2024 : 2.967.424
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.765.938