• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Xuất huyết dạ dày do tự ý dùng thuốc trị viêm khớp

Các bệnh lý viêm khớp gây đau, điều trị không hỏi hẳn và hay tái phát... là lý do nhiều bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không steroid như diclofenac hoặc ibuprofen có tác giảm đau nhanh nên nhiều bệnh nhân lạm dụng.

Đi ngoài phân đen, hạ huyết áp do tự uống thuốc điều trị viêm khớp

Ông N.Đ.Tr. (70 tuổi, Bắc Ninh), bị đau khớp nhiều năm nay nên đi lại khó khăn, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Ông Tr. thường ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau khớp diclofenac về uống. Khi uống thuốc, giảm đau nhanh nên ông 'nghiện' thuốc này. Đến một ngày, ông thấy da xanh, mệt, đi ngoài phân đen, hạ huyết áp, nôn ra máu, hoa mắt, vã mồ hôi… người thân mới đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện TW Quân đội 108.

Tại bệnh viện, ông Tr. được nhận định xuất huyết đường tiêu hóa, nghi do loét dạ dày mức độ nặng. Qua khai thác, gia đình cho biết bệnh nhân hay bị đau xương khớp, nhưng do ngại đi khám bệnh nên tự ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau xương khớp diclofenac uống.

Sau khi nội soi, phát hiện các ổ loét có lộ điểm mạch lớn chảy máu, các bác sĩ nhận định tình trạng xuất huyết dạ dày do dùng thuốc và tiến hành các thủ thuật cầm máu ổ loét dạ dày. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân mới ổn định và được xuất viện.

Tự dùng thuốc trị viêm khớp, bệnh nhân phải nhập viện vì xuất huyết dạ dày - Ảnh 1.

Lạm dụng thuốc chống viêm, giảm đau không steroid dễ gây ra xuất huyết tiêu hóa.

Ông N.Đ.Tr. là trường hợp điển hình trong rất nhiều ca phải nhập viện câp cứu do xuất huyết tiêu hóa hằng ngày tại các bệnh viện trên toàn quốc, có chung nguyên nhân là tự ý dùng thuốc giảm đau không steroid, các thuốc corticoid không theo chỉ định.

Tại sao uống thuốc điều trị bệnh khớp lại gây xuất huyết dạ dày?

Các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac, celeboxib... hoặc thuốc corticoid như dexamethason, prednisolone, medrol, hydrocortisone… là thuốc phổ biến được dùng và có tác dụng giảm đau, chống viêm, đặc biệt hiệu quả với một số bệnh lý xương khớp.

Tác dụng phụ điển hình của các thuốc này là ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa, gây xuất huyết tiêu hóa. Cụ thể:

Thuốc chống viêm không steroid: Có tác dụng chống viêm và giảm đau toàn thân. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng đau ở hầu hết các bệnh xương khớp.

Sử dụng thuốc không steroid cản trở (ức chế) quá trình tổng hợp COX-1 (enzyme cyclooxygenase-1, có mặt trong hầu hết các mô) và COX 2 (là một phần của phản ứng viêm, gây giãn mạch, ức chế tiểu cầu nên chỉ có mặt ở tổ chức viêm) nhằm ức chế sinh tổng hợp thành phần trung gian gây viêm prostaglandin. Tuy nhiên, khi ức chế COX-1 vô tình gây ra các tác dụng bất lợi lên dạ dày, đường ruột, tuần hoàn máu và thận. Vì vậy nếu sử dụng các thuốc không steroid, có thể gặp phải triệu chứng đau dạ dày, rối loạn nhu động ruột…

Thuốc corticoidĐược sử dụng để điều trị cơn đau không đáp ứng với thuốc không steroid. Đây là thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh, từ đó làm giảm nhanh cơn đau và tình trạng sưng nóng ở các khớp bị tổn thương.

Tuy nhiên, corticoid có thể thúc đẩy hoạt động tăng tiết dịch vị và gây đau dạ dày. Nếu sử dụng thuốc này kéo dài, có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm: Loãng xương, xuất huyết tiêu hóa, suy giảm miễn dịch…

Với người khỏe mạnh, việc sử dụng thuốc không steroid và corticoid có thể kích thích gây đau tức dạ dày, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu… Ở những trường hợp đang hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày, sử dụng các loại thuốc này có thể gây xuất huyết tiêu hóa và tăng nguy cơ thủng dạ dày.

Tác dụng phụ gây viêm loét hoặc xuất huyết tiêu hóa dạ dày của thuốc phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Sử dụng thuốc có đúng chỉ định, đúng cách hướng dẫn của bác sĩ không?
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày không?
  • Có sử dụng các thuốc kết hợp không?...

Những tác dụng phụ này hoàn toàn có thể kiểm soát, nếu bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Hạn chế, khắc phục thế nào?

Nguyên tắc điều trị an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc là cần được điều trị sớm, đúng phác đồ, tái khám định kỳ và tuyệt đối không tự mua thuốc về uống; không tự tăng, giảm hoặc ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Khi đã tuân thủ đúng, nhưng uống thuốc vẫn xuất hiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa (đau tức, đầy hơi chướng bụng…) thì cần ngừng thuốc và thông báo với bác sĩ để được đổi thuốc điều trị hoặc phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày như: Thuốc kháng acid hoặc thuốc giảm tăng tiết dịch vị.

Tự dùng thuốc trị viêm khớp, bệnh nhân phải nhập viện vì xuất huyết dạ dày - Ảnh 3.

Uống từng viên thuốc với nhiều nước để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Lưu ý khi uống thuốc:

Uống thuốc cùng với 1 ly nước lọc đầy (khoảng 250ml) có thể giảm nguy cơ kích thích niêm mạc tiêu hóa.

- Nên uống thuốc sau khi ăn khoảng 1 giờ để tránh kích thích lên niêm mạc cơ quan tiêu hóa.

- Không nằm ngay sau khi uống thuốc trong ít nhất 30 phút, do nằm ngay sau khi uống có thể làm chậm quá trình hấp thu và khiến thuốc lưu lại trong dạ dày lâu hơn.

- Không sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống gây kích thích cơ quan tiêu hóa (rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn chứa nhiều acid, dầu mỡ và gia vị…).

- Nếu phải uống nhiều viên thuốc, nên uống từng viên thuốc và nghỉ từ 1 - 3 phút trước khi uống viên thuốc tiếp theo. Tránh uống 1 lần nhiều viên thuốc vì có thể gây áp lực lên thực quản và cơ quan tiêu hóa.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.710
Tháng 12 : 166.587
Năm 2024 : 2.967.175
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.765.689