• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Trẻ bị viêm phổi: Lưu ý khi dùng thuốc

Năm nào cũng vậy, cứ vào giai đoạn cuối Thu đầu Đông hay cuối Đông đầu Xuân như giai đoạn hiện nay, thời tiết thay đổi bất thường, là đỉnh điểm của các bệnh về đường hô hấp đối với trẻ nhỏ,

Năm nào cũng vậy, cứ vào giai đoạn cuối Thu đầu Đông hay cuối Đông đầu Xuân như giai đoạn hiện nay, thời tiết thay đổi bất thường, là đỉnh điểm của các bệnh về đường hô hấp đối với trẻ nhỏ, trong đó nguy hiểm là bệnh lý viêm phổi. Việc dùng thuốc điều trị bệnh lý này cho trẻ cần được thực hiện đúng, đủ mới đạt hiệu quả cao.

Các thuốc dùng cho trẻ bị viêm phổi

Kháng sinh: Trẻ bị viêm phổi bắt buộc phải điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp. Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi cần được điều trị tại bệnh viện do bệnh có thể diễn biến nặng lên rất nhanh, khó tiên lượng và cần theo dõi chặt chẽ. Việc chỉ định kháng sinh hay các loại thuốc khác phải do thầy thuốc chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa hô hấp, bệnh phổi chỉ định tùy thuộc vào tuổi, tình trạng miễn dịch, mức độ nặng, nhẹ của bệnh và tính kháng kháng sinh hiện nay của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, nếu viêm phổi không nặng (chỉ ho và thở nhanh) thì chỉ cần điều trị ngoại trú, có thể dùng cotrimoxazol ở những nơi phế cầu khuẩn chưa kháng với thuốc này hoặc dùng amoxycillin theo dõi sau 2 - 3 ngày, nếu đỡ điều trị đủ 5 - 7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi nặng. Gần đây tỷ lệ phế cầu kháng thuốc tăng lên ở nhiều nơi, tại vùng đó có thể tăng liều amoxycillin cho các trường hợp  phế cầu kháng thuốc. Nếu nơi nào có tỷ lệ vi khuẩn H.influenzae và B.catarrhalis sinh beta - lactamase cao thì có thể thay bằng augmentin (amoxy/clavulanic). Nếu trẻ độ tuổi này bị viêm phổi nặng (có khó thở, co rút lồng ngực) cần điều trị tại bệnh viện với phác đồ dùng benzylpenicillin hoặc ampicillin. Theo dõi sau 2 - 3 ngày nếu đỡ tiếp tục dùng đủ 5 - 10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi rất nặng. Nếu trẻ bị viêm phổi rất nặng (có khó thở, co rút lồng ngực, tím tái, li bì...). Cần điều trị tại bệnh viện benzylpenicillin phối hợp với gentamicin hoặc dùng chloramphenicol một đợt 5 - 10 ngày hoặc ampicillin kết hợp với gentamicin hoặc dùng cefuroxime.

Trẻ bị viêm phổi

Cần dùng dụng cụ định lượng chuẩn để có liều thuốc chính xác.

Với trẻ trên 5 tuổi sử dụng benzylpenicillin hoặc cefuroxim hoặc ceftriaxon. Đối với những trường hợp viêm phổi không điển hình, dùng erythromycin uống trong 10 ngày. Hoặc azithromycin, nếu cần thiết có thể dùng tới 7 - 10 ngày.

Men tiêu hóa: Khi sử dụng kháng sinh, nhiều trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy. Để tránh gây ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ, bác sĩ sẽ kê thêm men tiêu hóa như biotic, normagut... nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ do kháng sinh. Thời điểm uống men tiêu hóa hiệu quả nhất là sau khi ăn bữa chính khoảng 1 tiếng với nước đã được đun sôi để nguội. Lúc này, các thức ăn đã được dạ dày nhào trộn, làm mềm và ngấm dịch vị tiêu hóa nên bổ sung men tiêu hóa sẽ xúc tác các phản ứng enzym để tiêu hóa thức ăn. Trẻ có thể uống men tiêu hóa từ 5-7 ngày trong thời gian dùng kháng sinh, không nên dùng kéo dài vì dễ gây hiện tượng phụ thuộc thuốc.

Hạ sốt: Nếu trẻ sốt phải dùng các biện pháp để làm giảm nhiệt cơ thể như chườm mát ở vùng nách, bẹn, khi sốt trên 38,5 độ cho trẻ uống hạ sốt như paracetamo hay ibuprofen... với hàm lượng tùy thuộc vào cân nặng của trẻ.  Không dùng aspririn để hạ sốt cho trẻ. Đối với trường hợp trẻ bị viêm phổi nặng, rất nặng hoặc điều trị bằng các kháng sinh đường uống trên không có hiệu quả, cha mẹ cần phải cho trẻ nhập viện để dùng kháng sinh đường tiêm cho trẻ.

Cha mẹ cần làm gì để dùng thuốc trị viêm phổi hiệu quả

Để điều trị cho trẻ bị viêm phổi có hiệu quả, các bậc cha mẹ phải cho con uống thuốc đúng liều, đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự động mua thuốc điều trị cho con, cũng không được tự ý dừng thuốc. Không ít người vì thiếu hiểu biết, thấy con có vẻ đỡ đã tự động không dùng thuốc cho bé mà không thăm khám dẫn đến tình trạng dùng kháng sinh không đủ liều gây ra tình trạng vi khuẩn không được điều trị dứt điểm và kháng kháng sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ sau này. Trước khi dùng thuốc cho trẻ, cha mẹ cần chắc chắn rằng trẻ không dị ứng với loại thuốc hay nhóm thuốc đó. Với các thuốc uống dạng siro cần lắc đều trước khi cho trẻ uống.

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 649
Tháng 07 : 279.822
Năm 2024 : 1.419.129
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.217.643