• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng huyết áp thai kỳ - Cách nào phòng ngừa?

Em đã từng bị huyết áp thai kỳ. Em bé bị lưu lúc 30 tuần 4 ngày. Giờ em muốn có bầu lại thì phải khám những gì và sinh hoạt thế nào để giảm tăng huyết áp, thưa bác sĩ?

Em đã từng bị huyết áp thai kỳ. Em bé bị lưu lúc 30 tuần 4 ngày. Giờ em muốn có bầu lại thì phải khám những gì và sinh hoạt thế nào để giảm tăng huyết áp, thưa bác sĩ?

Lê Thị Lành (Quachhanh85@gmail.com)

Tăng huyết áp thai kỳ là một triệu chứng của hội chứng nhiễm độc thai nghén (phù, tăng huyết áp và albumin niệu), thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và sản giật nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con. Trong thư em không nói rõ em bị lưu thai đến nay thời gian là bao lâu vì tuổi thai của em khi bị lưu đã 30 tuần nên cũng giống như một cuộc sinh nở, do vậy cần phải có thời gian để hồi phục sức khỏe. Lời khuyên với em là trước khi quyết định có bầu lại, em nên khám sức khoẻ tổng quát bao gồm xét nghiệm máu xem có bị thiếu máu, kiểm tra huyết áp, tim mạch, đường huyết và chức năng thận, thượng thận... Nếu có bệnh phải điều trị triệt để. Điều nên nhớ là hội chứng nhiễm độc thai nghén có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào, do đó khi mang thai chị em cần khám định kỳ và đăng ký quản lý thai nghén tại cơ sở y tế. Đi khám ngay nếu có biểu hiện phù, đau đầu, hoa mắt chóng mặt nhìn 1 hóa 2 (thong manh)...

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8.952
Tháng 07 : 288.125
Năm 2024 : 1.427.432
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.225.946