• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Phòng bệnh hô hấp khi chuyển mùa

Thời tiết thay đổi cũng là thời cơ để các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến các bệnh về mũi họng, viêm phổi là hay gặp hơn cả và nếu không được xử trí đúng và kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong ở trẻ nhỏ.

Thời tiết thay đổi cũng là thời cơ để các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến các bệnh về mũi họng, viêm phổi là hay gặp hơn cả và nếu không được xử trí đúng và kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong ở trẻ nhỏ.

Viêm mũi họng - căn bệnh “cửa ngõ”

Viêm họng cấp tính: Viêm mũi họng là bệnh có thể gặp quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh sẽ dễ mắc bệnh. Phần lớn viêm mũi họng cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng virut cúm khác nhau) tuy nhiên cũng có thể do vi khuẩn. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi, ngứa mũi. Bệnh không chữa trị kịp thời dẫn tới biến chứng viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi. Đặc biệt, nếu do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra mà không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đúng mức tới sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng.

 Phòng bệnh hô hấp khi chuyển mùa

Nhận biết viêm phổi ở trẻ em.

Viêm VA: Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Biểu hiện của bệnh: Trẻ bị sốt trên 380C, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc... Điều trị bằng thuốc giảm sốt, chống ngạt mũi, chảy mũi. Nếu thấy mũi  cháu có mủ vàng xanh mới cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan cấp: Viêm amidan cấp không khó phát hiện, nhiều khi bản thân bố mẹ cũng tự phát hiện ra. Biểu hiện bệnh khi thấy người mệt mỏi, kém ăn, cảm giác ớn lạnh.Sốt 39º-40˚C. Trẻ đau họng khi nuốt, nhất là lúc ăn uống nên hay muốn nôn. Đôi khi trẻ kêu đau lên tai khi nuốt. Đôi khi xuất hiện ho từng cơn do kích thích hoặc ho có đờm do có dịch xuất tiết ở họng. Giọng nói có thể thay đổi.Trẻ nhỏ thường thở khò khè, ngáy to.Hơi thở hôi.Những đợt viêm amidan cấp diễn biến khoảng 7 ngày, sau 3-4 ngày bệnh nhân hết sốt. Nhưng nếu không được điều trị bệnh có thể lan xuống thanh quản, phế quản hoặc gây các biến chứng như áp-xe quanh amiđan, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp.

Viêm phổi "tấn công" trẻ em

Viêm phổi là bệnh lý viêm nhiễm của nhu mô phổi thường do virut, vi khuẩn gây ra. Viêm phổi xảy ra khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Đặc biệt, viêm phổi do virut có thể gây thành dịch nguy hiểm và ở trẻ càng nhỏ, diễn biến bệnh càng nhanh và nặng. Các nguyên nhân gây viêm phổi hay gặp là: phế cầu, tụ cầu trực khuẩn mủ xanh… Các virut như virut cúm thông thường, virut Corona, virut cúm gia cầm cũng có thể gây viêm phổi nặng.

Phòng bệnh hô hấp khi chuyển mùa

Viêm họng cấp.

Trẻ mắc bệnh viêm phổi thường có các triệu chứng: sốt, nhức đầu, ho khan hoặc ho có đàm, thở nhanh, đau ngực, mệt mỏi, gầy sút, nghe phổi có tiếng ran. Khi trẻ bị khó thở, cha mẹ có thể phát hiện bệnh viêm phổi ở trẻ bằng cách đếm nhịp thở của trẻ trong một phút bằng một đồng hồ có gắn kim giây. Trẻ thở nhanh khi: Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở >=60 lần/phút; Trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng:  nhịp thở >=50 lần/phút; Trẻ hơn 12 tháng: nhịp thở >=40 lần/phút.

Viêm phổi rất nặng khi trẻ có kèm thêm các dấu hiệu: nôn tất cả mọi thứ, không bú được hay bỏ bú, li bì khó đánh thức, co giật, tím tái. Nếu trẻ bị viêm phổi nhẹ có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Trường hợp nặng cần nhập viện để điều trị.Không được tự ý cho trẻ uống thuốc giảm ho vì ho là phản xạ tốt để tống xuất chất đàm ra khỏi đường thở làm thông thoáng đường thở.

Làm gì để phòng bệnh?

Khi trẻ bị bệnh, việc điều trị ngoài thuốc men ra cần phải cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Tiêm phòng vắc-xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, các cha mẹ cần chú ý quan tâm đúng mức sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng. Một điều các bậc phụ huynh cần lưu ý là trẻ em khi mắc bệnh, nhất là trẻ nhỏ thì diễn biến thường nặng và khó lường... Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp-xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.

Theo: Báo SKĐS

Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.970
Tháng 12 : 168.799
Năm 2024 : 2.969.387
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.767.901