• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bác sĩ nhi tư vấn 4 bước nhỏ mũi cho trẻ đúng chuẩn

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng, BV Nhi T.Ư, Trưởng bộ môn Nhi Trường ĐH Y Hà Nội tư vấn nhỏ mũi cho trẻ đúng cách.

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng, BV Nhi T.Ư, Trưởng bộ môn Nhi Trường ĐH Y Hà Nội tư vấn nhỏ mũi cho trẻ đúng cách.

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ nhỏ rơi vào tình trạng nghẹt mũi, nhất là với trẻ sơ sinh khiến các bậc cha mẹ ai cũng lo lắng. Thông thường kèm theo nghẹt mũi là hiện tượng trẻ kém ăn, bỏ bú…

Đa số phụ huynh chọn cách dùng nước muối sinh lý  0,9% nhỏ mũi cho trẻ. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, cách nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị và không phải ông bố bà mẹ nào cũng thực hành đúng.

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng, BV Nhi T.Ư, Trưởng bộ môn Nhi Trường ĐH Y Hà Nội

PGS. Diệu Thúy tư vấn, để điều trị cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi cần thực hiện nhỏ mũi cho trẻ đúng cách như sau:

  • Bước 1 : Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
  • Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
  • Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
  • Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút  dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.

Cha mẹ thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngày 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.

Ngoài ra cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất gây kích thích như phấn hoa, khói thuốc lá...

Nếu phụ huynh đã làm theo cách trên mà trẻ vẫn không đỡ thì cần cho trẻ đi khám chuyên khoa Tai mũi họng để các thầy thuốc tư vấn thêm về cách điều trị.

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.010
Tháng 07 : 269.789
Năm 2024 : 1.409.096
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.207.610