• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bác sĩ chỉ cách giúp người say tàu xe đi lại dịp Tết

Tết là dịp đoàn viên, hội ngộ giữa các thành viên trong gia đình, là khi nhiều người xa quê trở về nhà. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy lo lắng, mệt mỏi khi phải di chuyển bằng tàu xe, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh khi bước lên các phương tiện giao thông. Đó là do chứng say tàu xe.

Tết là dịp đoàn viên, hội ngộ giữa các thành viên trong gia đình, là khi nhiều người xa quê trở về nhà. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy lo lắng, mệt mỏi khi phải di chuyển bằng tàu xe, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh khi bước lên các phương tiện giao thông. Đó là do chứng say tàu xe.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bất cứ người Việt nào cũng muốn trở về bên người thân, gia đình và bạn bè. Đây cũng là dịp rất nhiều gia đình trở về quê đón Tết rồi quay trở lại với công việc hàng ngày. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui đoàn tụ, nhiều người cảm thấy mệt mỏi bởi chứng say tàu xe.

bac-si-chi-cach-giup-nguoi-say-tau-xe-di-lai-dip-tet-1

ThS.BS Khâu Minh Tuấn, Phó khoa Cấp cứu tổng hợp, BV Nhân dân 115

Nguyên nhân dẫn đến say tàu xe

Theo ThS.BS Khâu Minh Tuấn, Phó khoa Cấp cứu tổng hợp, BV Nhân dân 115, say tàu xe bắt nguồn từ hệ thống thần kinh. Khi  con người di chuyển trên những đoạn đường gập ghềnh khác nhau, não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể bằng hệ thần kinh bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể.

bac-si-chi-cach-giup-nguoi-say-tau-xe-di-lai-dip-tet-2

Nhiều người cảm thấy lo lắng mỗi khi phải đi xe về quê ăn Tết hoặc trở lại thành phố làm việc

Tuy nhiên, khi bạn đi xe khách hay đi tàu thì các triệu chứng say tàu xe xuất hiện, đó là do hệ thống thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn từ các hệ thống cảm giác: tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp, BS Tuấn lý giải.

Ví dụ như khi ngồi trên thuyền hoặc trong xe hơi (không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng bạn đang cử động lên và xuống, trái và phải, nhưng đôi mắt lại chỉ thấy được cảnh tĩnh. Do đó, xảy ra xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra tình trạng say tàu xe. Các triệu chứng say xe thường chấm dứt khi xe dừng hẳn.

Những bí kíp chống say xe

Theo BS Tuấn, đa phần các triệu chứng say xe sẽ hết trong khoảng 1 thời gian xe dừng lại nhưng  với một số người, các triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc.

bac-si-chi-cach-giup-nguoi-say-tau-xe-di-lai-dip-tet-3

Sử dụng một số thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng say tàu xe

Những người hay bị say tàu xe nên thực hiện một số cách sau để chống say xe:

-  Nên ngồi ở vị trí sao cho mắt, tai trong có thể cảm nhận và nhìn cùng một chuyển động.

-  Trong xe hơi, người say tàu xe nên ngồi ở ghế trước và nhìn cảnh quan ở phía xa.

-  Trên thuyền, bạn lên trên boong và theo dõi chuyển động của đường chân trời.

- Khi đi máy bay, bạn ngồi bên cửa sổ và nhìn ra ngoài. Ngoài ra, bạn hãy chọn chỗ ngồi ở khu vực giữa máy bay, gần cánh, nơi có ít chuyển động nhất.

-Không đọc sách báo khi đang đi xe, máy bay… nếu bạn bị say tàu xe và không ngồi vào ghế quay mặt về phía sau.
- Tránh các mùi mạnh và thực phẩm nhiều gia vị ngay trước và trong khi đi xe.

Nếu đã áp dụng những cách trên nhưng bạn vẫn bị say tàu xe, bạn có thể sử dụng thuốc chống say tàu xe, nên dùng thuốc trước khi lên xe. BS Tuấn tư vấn một số loại thuốc dưới đây có thể giúp chống say tàu xe.

Thuốc chống say tàu xe:

- Scopolamine : Đây là loại thuốc thường dùng nhất cho bệnh say tàu xe. Bạn nên dùng thuốc trước khi các triệu chứng say tàu xe bắt đầu xuất hiện. Thông thường, thuốc có dạng miếng dán được sử dụng phía sau tai 6–8 giờ trước khi đi du lịch. Thuốc có các phản ứng phụ nghiêm trọng: đỏ mắt, nhìn thấy vầng hào quang quanh ánh sáng; Nhìn mờ và tăng nhạy cảm với ánh sáng; Lẫn lộn, kích động, cực kỳ sợ hãi, ảo giác, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường.

- Promethazine: Bạn nên dùng 2 giờ trước khi đi du lịch. Tác dụng của thuốc sẽ kéo dài 6–8 giờ. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.

- Cyclizine: Thuốc có hiệu quả nhất khi bạn dùng ít nhất 30 phút trước khi đi du lịch. Bạn không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi và thuốc có các phản ứng phụ tương tự như scopolamine.

- Dimenhydrinate : Bạn nên uống thuốc 4–8 giờ 1 lần. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ tương tự như scopolamine.

- Meclizine: Bạn nên sử dụng loại thuốc này 1 giờ trước khi đi du lịch để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.

Nếu sau chuyến đi, bạn vẫn còn cảm giác chóng mặt thì nên nằm nghỉ ngơi và có thể dùng thêm thuốc giảm chóng mặt.

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 154
Tháng 03 : 173.249
Năm 2024 : 475.319
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.273.833