• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hướng dẫn chăm sóc F0 điều trị tại nhà

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Tĩnh, tính đến thời điểm chiều 01/3 có gần 2000 F0 đang được cách ly, điều trị tại nhà. Nhiều bệnh nhân và người nhà không tránh khỏi tâm lý hoang mang khi trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin trái chiều, không thống nhất trong việc hướng dẫn cách chăm sóc điều trị bệnh nhân F0 tại nhà. Sau đây, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Hà Tĩnh tổng hợp hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc, theo dõi, điều trị cho F0 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

 
  1. Cách theo dõi sức khỏe và dùng thuốc đối với F0 điều trị tại nhà: F0 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà (theo mẫu quy định của Bộ Y tế), 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.
Nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày:
Theo dõi các chỉ số: nhiệt độ, mạch, huyết áp, SpO2 (nếu có thể).
Theo dõi các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy. Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo. Các triệu chứng khác: đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ.
Nếu F0 bị sốt:
- Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
- Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.
Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.
Nếu F0 ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.
Các loại thuốc trong danh mục:
Thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol: Cho trẻ em gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg. Cho người lớn viên nén 250mg hoặc 500mg
Thuốc kháng virus: Lựa chọn một trong các thuốc sau: Favipiravir 200mg, 400mg (viên), Molnupiravir 200mg, 400mg (viên).
Thuốc kháng vius dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc COVID-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine, có bệnh nền không ổn định. Kháng virus là loại thuốc đặc biệt, người bệnh phải được bác sĩ kê đơn.
Thuốc kháng virus chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú, không được phép sử dụng đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn 1 trong các thuốc sau: Dexamethason 0,5 mg (viên nén). Methylprednisolon 16 mg (viên nén).
Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau: Rivaroxaban 10 mg (viên). Apixaban 2,5 mg (viên).
Lưu ý: Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh COVID-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19.
Theo đó, các dấu hiệu suy hô hấp là:
- Khó thở, thở hụt hơi hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc
- Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc):
≥ 20 lần/phút ở người lớn;
≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi;
≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi;
và/hoặc SpO2 ≤ 96% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
2. Những việc F0  cần làm để vệ sinh nơi ở, xử lý chất thải
- Sử dụng bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID-19, nên sử dụng dụng cụ dùng một lần. Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng.
- Rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng. Người nhiễm COVID-19 tự rửa bát đĩa trong phòng riêng. Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa. Bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm sau khi rửa để ở vị trí riêng. Tốt nhất là để trong phòng người nhiễm.
- Về xử lý đồ vải của F0, tốt nhất là người nhiễm có thể tự giặt quần áo của mình. Nếu cần người chăm sóc giặt. Đeo găng tay khi xử lý đồ vải của người nhiễm.
- Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Tháo găng, rửa tay sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm.
- Nên giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút qua không khí
- Về vấn đề vệ sinh, tốt nhất là người nhiễm tự vệ sinh khu vực của mình. Để vệ sinh môi trường sạch sẽ cần làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, rồi lau lại bằng nước sạch. Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ việc vệ sinh phòng, người chăm sóc mang găng trước khi vệ sinh.
Thu gom và xử lý rác thải đúng cách
- Đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong phòng của người nhiễm. Lót sẵn bao màu vàng hoặc bỏ vào bao màu vàng khi thu gom để phân biệt với rác thải khác.
- Phân loại: Tất cả các chất thải rắn thải bỏ tại phòng cách ly đều được bỏ vào thùng và bao rác đã được chuẩn bị.
- Thu gom: Xịt cồn 70 độ để khử khuẩn bên trong và bên ngoài túi và buộc chặt miệng túi và tiếp tục bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có lót bao rác màu vàng có nắp đậy kín. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.
- Thu gom, xử lý rác thải hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy.
- Đeo găng tay khi xử lý chất thải, rác thải, bỏ găng tay ngay khi xử lý xong.
- Rửa tay sau khi xử lý chất thải.
          3. Chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho F0 điều trị tại nhà
Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày cần có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật cũng như chất béo động vật và thực vật. Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, các loại đậu đỗ, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm như gà, vịt...,thịt động vật như lợn, bò...
Cần ăn nhiều bữa trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, không ăn quá no có thể gây khó thở (dễ nhầm lẫn với diễn biến của bệnh). Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì khó tiêu hóa; Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa 2 cốc/ngày, đặc biệt là sữa năng lượng cao. Nếu ăn kém, kém tiêu hóa thì cần bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần, đồng thời bổ sung viên đa vitamin- khoáng chất cho người lớn, hay các dạng siro/cốm đa vitamin- khoáng chất cho trẻ em giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, giúp cơ thể mau bình phục hơn.
Ngoài ra cần bổ sung nước thường xuyên để bù lại lượng nước đã mất sau khi bị sốt, giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết. Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm là các loại nước như oresol, nước dừa, sinh tố hoa quả chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má,… ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với sức khỏe, với môi trường; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. Suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.
4. Người bệnh COVID-19 có nên xông hơi?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tốt nhất, bệnh nhân COVID-19 nên tránh xông hơi toàn thân, xông trực tiếp vào người. Còn sau khi khỏi bệnh, âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh lại rất nên xông. Lúc này xông đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, người bệnh nhanh phục hồi, tà khí độc được đẩy ra nhờ xông.
Những người khỏe mạnh, người nhà bệnh nhân COVID-19 rất nên xông hơi toàn thân, xông phòng, xông mũi họng để hạn chế và ngăn ngừa sự phát triển của SARS-CoV-2, đồng thời sát khuẩn vùng mũi họng, phòng ngừa nhiều bệnh lý do virus gây ra, không chỉ SARS-CoV-2.
Cách xông phòng, xông mũi họng bằng thảo dược
Bệnh nhân COVID-19, người khỏe mạnh có thể xông phòng, xông mũi họng bằng các loại thảo dược theo khuyến cáo của Bộ Y tế như sau:
* Xông phòng ở, nơi làm việcDùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp.
Phương pháp 1
- Nguyên liệu: Hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió…
- Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g - 400g, tùy theo diện tích phòng.
Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút.
Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
Phương pháp 2
- Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm, quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
- Liều dùng, cách dùng: Tùy theo diện tích phòng (10 - 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 - 4ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.
Lưu ý:
- Không được xông trực tiếp vào người. Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu. Ngoài ra, có thể đốt bồ kết, khói bồ kết cũng có tác dụng diệt vi khuẩn, virus trong không khí. Cách làm cho vài quả bồ kết vào một cái bát bằng sứ, đốt lên cho hơi bồ kết tỏa ra khắp phòng, xua đuổi vi khuẩn, virus và làm sạch không khí trong phòng.
- Cần thông gió hàng ngày để tránh không khí bẩn, ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn, virus tù đọng trong phòng ở, nơi làm việc.
* Sát khuẩn/vệ sinh tại chỗ vùng mũi họng: Sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng, thuốc cổ truyền để xúc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.
5. Người dân cần lưu ý khi tự test nhanh COVID– 19 tại nhà
Test COVID-19 khi nào?
Có người quá lo lắng, sốt ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test. Việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm. Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…
Tự test COVID-19 tại nhà.
Người dân cần lưu ý về nguồn gốc, xuất xứ của các bộ kit test, thực hiện lấy mẫu đúng quy định để đảm bảo quá trình test nhanh COVID– 19 tại nhà diễn ra an toàn và chính xác. Mua sản phẩm kit test nhanh COVID-19 nằm trong danh mục Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành ở các cơ sở kinh doanh dược, trang thiết bị y tế đã được cấp phép kinh doanh…
6 bước thực hiện test nhanh
1. Trước khi lấy mẫu: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất. Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay.
2. Chuẩn bị lấy mẫu:Lấy khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.
3. Lấy mẫu bệnh phẩm (Lưu ý: bệnh phẩm được lấy không đúng cách sẽ cho kết quả không chính xác)
a) Lấy mẫu dịch tỵ hầu (đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu)
Tư thế ngồi lấy mẫu: Ngồi yên, xì nhẹ dịch mũi vào khăn giấy, đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Đối với trẻ nhỏ: đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha/ mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.
- Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía. 
- Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.
b) Lấy mẫu dịch mũi (đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi)
Tư thế người được lấy mẫu giống như lấy mẫu dịch tỵ hầu. Cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 3 giây. Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này để lấy mẫu với bên mũi còn lại và thao tác như lỗ mũi thứ nhất. Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.
4. Tách chiết mẫu:
- Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.
- Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt. 
- Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc trong nắp nhỏ giọt. Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu (S) của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.
5. Đọc kết quả:
Tùy theo hướng dẫn của từng loại sinh phẩm thời gian đọc kết quả khác nhau. Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm.
Kết quả Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C (vạch đỏ).
Kết quả Dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.
Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T. Người dân cần lưu ý, nếu vạch chứng C không xuất hiện có thể do thiếu mẫu hoặc khay thử bị hỏng. Lúc này, phải thực hiện lại test thử xét nghiệm hoặc liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ.
6. Thu gom và xử lý vật liệu xét nghiệm đã sử dụng:
Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. 
Các túi màu vàng đều phải dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2", để nơi cố định và thông báo cho đơn vị chức năng tại địa phương thu gom, xử lý theo quy định đối với chất thải lây nhiễm. Không cho chung các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng vào rác thải sinh hoạt thông thường.
CẬP NHẬT DANH SÁCH THẦY THUỐC TÌNH NGUYỆN TƯ VẤN TỪ XA CHO F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
Khi có bất cứ vấn đề gì cần hỏi về quá trình điều trị, chăm sóc, cách li, theo dõi F0 tại nhà, người dân hãy gọi vào số điện thoại các bác sỹ của bệnh viện hoặc Trung tâm y tế trên địa bàn do cán bộ Trạm y tế cung cấp hoặc gọi vào số điện thoại các bác sỹ thuộc nhóm Thầy thuốc tình nguyện tư vấn từ xa cho F0 điều trị tại nhà đã được nhóm phân công trả lời theo từng khu vực dưới đây.

NHÓM 1: HỖ TRỢ, TƯ VẤN HUYỆN NGHI XUÂN

STT

HỌ VÀ TÊN

SỐ ĐIỆN THOẠI

CHUYÊN KHOA

1

Nguyễn Xuân Bảo

0913294205

 

2

Hoàng Viết Cường

0915849567

 

3

Nguyễn Thị Thùy

0982494610

 

4

Trần Thị Hoài Thơ

0974931093

CK Nhi

5

Nguyễn Mạnh Cường

0917508228

 

6

Nguyễn Quang Sáng

0352685666

Dược

7

Nguyễn Anh Tuấn

0967595858

 

8

Võ Hạnh

0914837123

 

9

Nguyễn Công Phong

0987292966

 

NHÓM 2: HỖ TRỢ, TƯ VẤN HUYỆN CẨM XUYÊN

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐIỆN THOẠI

Chuyên Khoa

1

Đặng Huề

0914246566

 

2

Đặng Thị Lý

0913771968

 

3

Dương Văn Giáp

0973359494

CK Nhi

4

Võ Thị Trang

0376433498

 

5

Lê Anh Đức

0945468778

 

6

Ngô Thị Thúy Diễn

0913626873

 

7

Lê Công Minh

0944622166

CK Nhi

8

Nguyễn Thảo Linh

0919626776

 

9

Nguyễn Trọng Hùng

0866949147

 

NHÓM 3: HỖ TRỢ, TƯ VẤN THỊ XÃ KỲ ANH VÀ HUYỆN KỲ ANH

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐIỆN THOẠI

Chuyên Khoa

1

Hồ Giang Nam

0964777289

 

2

Trần Đình Lương

0902201777

 

3

Hà Huy Hiệu

0973306265

 

4

Bùi Văn Toàn

0333443061

 

5

Nguyễn Văn Lương

0968759969

 

6

Nguyễn Đình Phi

0912922706

CK Nhi

7

Nguyễn Nguyệt Anh

0989187477

 

8

Lang Đức Thắng

0971750687

 

9

Trần Thị Hương

0916471168

CK Nhi

NHÓM 4: HỖ TRỢ, TƯ VẤN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH VÀ HUYỆN THẠCH HÀ

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐIỆN THOẠI

Chuyên Khoa

1

Dương Đình Đồng

0918179598

 

2

Lê Tố Nga

0965369099

 

3

Hà Tuấn Bảo

0966714355

CK Nhi

4

Bùi Thị Kiều

0943473697

CK Nhi

5

Hoàng Song Hào

0967588686

 

6

Nguyễn Hữu Thương

0988207657

 

7

Nguyễn Đức Chung

0989837889

Dược

8

Nguyễn Đức Quảng

0912418389

 

9

Trần Tuấn Hiệp

0972914466

 

NHÓM 5: HỖ TRỢ, TƯ VẤN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, VŨ QUANG, HƯƠNG SƠN, CAN LỘC

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐIỆN THOẠI

Chuyên Khoa

1

Nguyễn Hồng Phúc

0913342399

 

2

Ngô Xuân Lam

0904080383

 

3

Nguyễn Hải Nam

0916356376

CK Nhi

4

Nguyễn Thị Nhung

0984426884

 

5

Nguyễn Ngọc Sơn

0369260893

 

6

Hồ Thị Nga

0989183163

 

7

Đinh Văn Tuấn

0941740967

 

8

Nguyễn Văn Diệu

0919136282

 

9

Nguyễn Thị Hồng Thắm

0919793871

Dược

10

Cao Văn Tiến

0988466016

 

NHÓM 6: HỖ TRỢ, TƯ VẤN HUYỆN ĐỨC THỌ, LỘC HÀ VÀ THỊ XÃ HỒNG LĨNH

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐIỆN THOẠI

Chuyên Khoa

1

Phan Quang Thỏa

0987958470

CK Nhi

2

Võ Xuân Hồng

0974369802

 

3

Đặng Thị Hằng

0915486767

 

4

Nguyễn Thị Thu Hà

0382523486

CK Nhi

5

Cao Tiến

0988466016

 

6

Nguyễn T Hồng Nhung

0983923887

 

7

Nguyễn Đình Khôi

0947334908

 

8

Trịnh Lê Vương

0949888727

 

9

Nguyễn Thị Mỹ Trang

0843141419

 

NHÓM HỖ TRỢ, TƯ VẤN CHO CÁC F0 LÀ SẢN PHỤ

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐIỆN THOẠI

Chuyên Khoa

1

Nguyễn Anh Tuấn

0967595858

CK Sản

2

Nguyễn Văn Diệu

0919136282

CK Sản

3

Nguyễn Ngọc Sơn

0369260893

CK Sản

4

Trịnh Lê Vương

0949888727

CK Sản

5

Nguyễn Ngọc Sơn

0369260893

CK Sản

6

Lê Thị Hoa Hảo

0971124208

CK Sản

Mỹ Loan (Tổng hợp)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.370
Tháng 04 : 141.715
Năm 2024 : 638.934
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.437.448