• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hội nghị triển khai dự án “Thực trạng nhiễm Leptospirosis tại Việt Nam, vai trò của thực hành nông nghiệp và một số yếu tố khí hậu đến tỷ lệ nhiễm”

Sáng ngày 28/9, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai dự án “Thực trạng nhiễm Leptospirosis tại Việt Nam,

Sáng ngày 28/9, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai dự án “Thực trạng nhiễm Leptospirosis tại Việt Nam, vai trò của thực hành nông nghiệp và một số yếu tố khí hậu đến tỷ lệ nhiễm” cho đại diện lãnh đạo và các Khoa có liên quan của Bệnh viện đa khoa tỉnh, BVĐK huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc; đại diện Chi cục thú Y tỉnh và lãnh đạo 13 Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị, thành phố. Tham dự có GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Thầy thuốc nhân dân, Bs Trần Xuân Dâng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh.

Tại hội nghị, các đại biểu được cán bộ Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương trình bày sự cần thiết triển khai dự án về Leptospirosis; thực trạng chẩn đoán và điều trị Leptospirosis tại Bệnh viện; giải đáp những thắc mắc của các đại biểu về những nội dung liên quan đến chương trình triển khai dự án.

Cán bộ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giới thiệu về sự cần thiết triển khai dự án

Cũng tại hội nghị một số đại biểu đã thảo luận về những phương pháp để triển khai có hiệu quả và thảo luận về những khó khăn, vướng mắc khi triển khai. Đồng thời, các đại biểu cũng đề nghị, việc triển khai nghiên cứu về bệnh Leptospirosis không chỉ ở tập trung tại Bệnh viện mà cần triển khai sâu rộng xuống tại các Trạm Y tế xã, phường, trị trấn.

Các đại biểu tham gia phát biểu ý kiến tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh: Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền từ động vật do vi khuẩn, truyền cho người qua vật nuôi/động vật hoang dã(chuột, chó, lợn và chồn). Bệnh nhân Leptospirosis hầu hết được điều trị tại tuyến huyện, kiến thức về Leptospirosis của bác sĩ ít được cập nhật, phương tiện chẩn đoán còn hạn chế, đa số được chẩn đoán sang bệnh lý khác, điều trị kháng sinh ngẫu nhiên do những chẩn đoán khác… Do đó, việc triển khai dự án nghiên cứu về Leptospirosis là hết sức cần thiết. Mong muốn Hà Tĩnh triển khai có hiệu quả, nhằm hạn chế bệnh trong cộng đồng.

Thay mặt lãnh đạo Sở Y tế, bác sĩ Trần Xuân Dâng, Phó Giám đốc Sở Y tế đã cảm ơn Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tạo điều kiện giúp đỡ ngành Y tế Hà Tĩnh đặc biệt là toàn thể người dân được hưởng lợi. Đề nghị, lãnh đạo, cán bộ tại các đơn vị có liên quan sau khi tiếp thu về thực hiện triển khai có hiệu quả tại đơn vị mình.

Trong thời gian 01 năm từ tháng 10/2018 đến 10/2019 sẽ tiến hành nghiên cứu tại 03 tỉnh thuộc 3 vùng khí hậu đông dân cư và có ngập lụt như: Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ; mỗi tỉnh sẽ trển khai nghiên cứu tại  2 bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa tỉnh. Riêng tại Hà Tĩnh, chọn Bệnh viện đa khoa tỉnh và 2 bệnh viện huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên; các đơn vị Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với Bệnh viện để triển khai.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.800
Tháng 12 : 174.422
Năm 2024 : 2.975.010
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.773.524