• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hiệu quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 92

Ngày 16/7/2014, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 92/NQ-HĐND về việc bảo đảm nguồn tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020. Nghị quyết ra đời thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng chống HIV/AIDS nói riêng. Đây được ví như đòn bẩy đối với công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh ta trong điều kiện các chương trình, dự án dần kết thúc.

Bác sỹ Phùng Bình Văn, P.Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Để thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật(CDC) đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trong toàn tỉnh, tập trung vào nhóm đối tượng đích là người nhiễm HIV/AIDS, các nhóm đối tượng nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, gái bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới nam.... và cộng đồng dân cư”.

Bác sỹ CDC Hà Tĩnh khám, tư vấn điều trị

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, đã có hơn 26 tỷ đồng được đầu tư cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh. Từ nguồn kinh phí này, các hoạt động phòng chống HIV/AIDS từ công tác truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm thiểu tác hại, dự phòng trước phơi nhiễm, đến công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đạt được nhiều kết quả. Nhờ đó, giúp hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm H.

Chị Nguyễn Thị M. Thạch Hà, Hà Tĩnh bị nhiễm HIV trên 10 năm. Nhờ tuân thủ điều trị ARV theo sự hướng dẫn của bác sỹ và thực hiện gói dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nên chị đã sinh 2 cháu khỏe mạnh không bị lây nhiễm từ mẹ. Chị M. chia sẻ trong niềm hạnh phúc: “Tôi không may bị nhiễm HIV từ chồng. Tưởng rằng cuộc đời chấm dứt, nhưng không ngờ sau thời gian kiên trì điều trị miễn phí bằng thuốc ARV, không những sức khỏe ngày càng tốt lên mà gia đình chúng tôi lại có thêm 2 công chúa khỏe mạnh, không bị lây nhiễm HIV từ bố mẹ”.

và cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân HIV tại cơ sở điều trị HIV/AIDS.

Nghị quyết 92 đã thể hiện tính nhân văn, trên nhiều lĩnh vực. Sau 5 năm thực hiện đã tăng độ bao phủ từ 50% lên đến 80% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS; 85% người nghiện chích ma túy (nhóm Opiats) điều trị Methadone theo kế hoạch năm 2020; 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm của mình để chủ động phương án tiếp cận các dịch vụ điều trị ARV trên địa bàn tỉnh; 87% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 85% người bệnh HIV/AIDS được xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi điều trị ARV. Bên cạnh đó có 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và 100% trẻ được sinh ra từ những bà mẹ này được khỏe mạnh không bị lây nhiễm HIV từ mẹ; 100% bệnh nhân tham gia điều trị ARV có thẻ BHYT; 100% cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị ARV ký hợp đồng cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS từ BHYT.

Cũng nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình nên số ca nhiễm mới HIV giảm trung bình từ 120 người/năm giảm xuống còn 70 - 80 người/năm so với trước năm 2014. Bên cạnh đó, đến nay đã quản lý và điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho 411 bệnh nhân, tăng 221 bệnh nhân so với trước năm 2014; duy trì hoạt động hiệu quả 01 phòng khám điều trị ngoại trú ARV ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; 06 cơ sở điều trị và cấp phát thuốc Methadone tại huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân, thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh.

Bác sỹ Phùng Bình Văn, P.Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết thêm: Đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở mức thấp hơn tỉ lệ nhiễm trong toàn quốc(Hà Tĩnh tỷ lệ nhiễm HIV 0,14%; toàn quốc 0,30%) và đạt mục tiêu ba giảm: Giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS”.Nghị quyết 92/2014/NQ-HDND ban hành và triển khai thực hiện trong giai đoạn 2014-2020 đã đạt được những kết quả tích cực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn, góp phần duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân HIV. Tuy nhiên, đến hết năm 2020 Nghị quyết sẽ hết hiệu lực thi hành, ngành Y tế đang tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết chuyên đề về HIV/AID nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong thời gian tới. Thiết nghĩ, đây là việc làm hiệu quả  góp phần phát triển an sinh xã hội, rất cần có sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành chức năng./.

Thanh Loan


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.671
Tháng 04 : 142.016
Năm 2024 : 639.235
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.437.749