• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Giảm thiểu tác động của COVID-19 - Tập trung nguồn lực - Tăng cường phát hiện bệnh lao

Giảm thiểu tác động của COVID-19 - Tập trung nguồn lực - Tăng cường phát hiện bệnh lao”, là chủ đề của ngày phòng, chống lao Thế giới 24/3. Nhằm thúc đẩy việc chủ động, tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống lao, trong đó tăng cường, chủ động sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao.

COVID-19 và lao đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng bệnh lao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài, âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống cho người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan trong cộng đồng.

Bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh khám, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân lao

 

Tại Hà Tĩnh, trong những năm qua hoạt động phòng chống lao triển khai tích cực tại tất cả các huyện, thị, thành phố và 100% các xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ dân số được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%. Riêng năm 2021, toàn tỉnh thu nhận điều trị 623 bệnh nhân lao các thể, tương đương 47,9/100 000 dân; tỷ lệ điều trị thành công (khỏi và hoàn thành điều trị ) là 98,2%; tỷ lệ bệnh nhân lao tử vong 0,4%.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Vì thế, khi có một trong những dấu hiệu sau: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, có thể ho ra máu; sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm; đau tức ngực, gầy sút cân, thì người dân cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa lao để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, tránh lây bệnh cho người khác.

Ngoài ra, để phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng đồng. Trẻ em tháng đầu sau sinh cần được tiêm phòng vắc-xin BCG, giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao. Bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày. Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý./.

Thanh Loan


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 246
Tháng 03 : 173.341
Năm 2024 : 475.411
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.273.925