• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bệnh trầm cảm cần sự quan tâm của gia đình, xã hội

Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, tỷ lệ mắc cao, chiếm từ 3-5% dân số. Có 80% người bị trầm cảm không được điều trị đúng chuyên khoa ngay từ đầu . Vì vậy hiện nay có một tỷ lệ không nhỏ người bị bệnh trầm cảm tiến triển thành mãn tính, giảm sút khả năng lao động, học tập và chất lượng cuộc sống hoặc dẫn đến tự sát. Tại tỉnh ta, chưa có số liệu thống kê nào về bệnh trầm cảm. Tuy nhiên thời gian gần đây có một số trường hợp tự tử do mắc bệnh trầm cảm. Điều này cảnh báo những vấn đề cần quan tâm đối với căn bệnh này.
Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, tỷ lệ mắc cao, chiếm từ 3-5% dân số. Có 80% người bị trầm cảm không được điều trị đúng chuyên khoa ngay từ đầu . Vì vậy hiện nay có một tỷ lệ không nhỏ người bị bệnh trầm cảm tiến triển thành mãn tính, giảm sút khả năng lao động, học tập và chất lượng cuộc sống hoặc dẫn đến tự sát. Tại tỉnh ta, chưa có số liệu thống kê nào về bệnh trầm cảm. Tuy nhiên thời gian gần đây có một số trường hợp tự tử do mắc bệnh trầm cảm. Điều này cảnh báo những vấn đề cần quan tâm đối với căn bệnh này.

Bệnh nhân Sáu đang được bác sỹ kiểm tra sức khỏe
Chị Ngô Thị Sáu  27 tuổi ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh mắc bệnh trầm cảm 2 năm nay. Chị không tiếp xúc với ai, mệt mỏi, chán ăn, ít ngủ và đặc biệt luôn buồn chán. Khoảng 1 tháng gần đây chị tái phát nặng phải nằm điều trị ở bệnh viện Tâm thần tỉnh. Anh Trương Công Giáp chồng chị cho biết: lúc còn thanh niên chị Sáu đã mắc bệnh nhưng điều trị khỏi. Sau khi lấy chồng có 2 con, gần đây chị lại tái phát bệnh. Một năm nay chị không làm được việc gì, chỉ lên giường đắp chăn, quay mặt vào trong không tiếp xúc với ai. Gia đình cũng đã đưa đi điều trị ở một số nơi nhưng không đỡ, đôi khi rất chán nản.

Bác sỹ Trần Hậu Anh – trưởng khoa Cấp tính nữ Bệnh viện Tâm thần tỉnh cho biết: Bệnh nhân Sáu nhập viện điều trị trong giai đoạn trầm cảm nặng. Vì vậy, việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn nhiều. Theo bác sỹ Anh: bệnh trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do những căng thẳng trong cuộc sống như mâu thuẫn trong gia đình, thất bại trong công việc hoặc do các bệnh kéo dài như: đái tháo đường, cao huyết áp… Trầm cảm kéo dài cũng dễ dẫn đến hành vi tự sát. Các biểu hiện của bệnh trầm cảm là: buồn bã, mất ngủ kéo dài, mất hứng thú với những hoạt động yêu thích, với công việc, chán ăn, sút cân...

Bệnh nhân trầm cảm luôn thấy buồn chán, mệt mỏi, cô đơn
vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ của người thân..

Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh, mỗi năm có khoảng 700-800 bệnh nhân nhập viện điều trị. Tuy nhiên đa phần là bệnh nhân tâm thần phân liệt, số lượng bệnh nhân trầm cảm điều trị chỉ khoảng mấy chục người. Bác sỹ Nguyễn Phi Thọ - Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: bệnh nhân trầm cảm trong cộng đồng hiện nay nhiều. Tuy nhiên đa phần bệnh nhân không nhận thức được mình mắc bệnh trầm cảm mà chủ yếu điều trị các triệu chứng như: mất ngủ, đau đầu, suy nhược cơ thể… Một số bệnh nhân được người nhà đưa đến vì nhận thấy người thân có biểu hiện khác thường hoặc do bác sĩ ở các cơ sở y tế khác hướng dẫn đến. Chính vì bệnh nhân không nhận thức mình mắc bệnh nên để tình trạng bệnh kéo dài, ngày càng trầm trọng và có thể dẫn đến hành vi tự sát. Theo nghiên cứu có 80% người bị trầm cảm không được điều trị đúng chuyên khoa ngay từ đầu. Vì vậy hiện nay có một tỷ lệ không nhỏ người bị bệnh trầm cảm tiến triển thành mãn tính, giảm sút khả năng lao động, học tập và chất lượng cuộc sống, có khoảng 1% bệnh nhân trầm cảm có hành vi hoặc ý nghĩ tự sát sau 1 năm phát bệnh. Để phòng tránh bệnh trầm cảm cần phát hiện những người có nguy cơ trầm cảm càng sớm càng tốt. Chẩn đoán sớm và điều trị hữu hiệu tại bệnh viện đồng thời phòng ngừa bệnh tái diễn.

Theo Bác sỹ Thọ: đối với bệnh nhân trầm cảm sự hỗ trợ của gia đình có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị và phòng tránh tái phát. Vì vậy gia đình cần giám sát chặt chẽ, tuân thủ  điều trị, ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi của người bệnh. Quan tâm chia sẻ và động viên người bệnh, không kỳ thị, xa lánh, hắt hủi bệnh nhân; khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động, tránh thu mình. Luôn theo dõi những thay đổi tâm lý và hành động của người bệnh; tránh xung đột; quan tâm chia sẻ, động viên tinh thần để họ cảm thấy không bị cô đơn; phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo tái phát bệnh trầm cảm và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị...

4 triệu chứng trầm cảm

1. Khí sắc trầm buồn: Khoảng 90% bệnh nhân than phiền cảm thấy buồn chán vô cớ; vô vọng; lời nói, cử chỉ, y phục thay đổi; một số bệnh nhân khóc lóc, số khác không thể khóc…

2. Mất hứng thú: Gặp ở hầu hết bệnh nhân, không muốn làm gì, sở thích thay đổi (giảm hoặc mất). Người có gia đình mất hứng thú trong sinh hoạt vợ chồng.

3. Giảm vận động: Chậm chạp trong suy nghĩ, lời nói, hành động; thường ngồi một chỗ.

4. Các biểu hiện khác: Khó ngủ, mất ngủ, giật mình khó ngủ lại; ăn uống không ngon miệng, không thèm ăn, bỏ ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể; mặc cảm tự ti, tự đánh giá thấp bản thân; có ảo giác và hoang tưởng là triệu chứng nặng, khó đáp ứng điều trị, dễ tái phát; có ý nghĩ và hành vi tự sát.

Thu hòa


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 281
Tháng 07 : 20.481
Năm 2025 : 1.152.468
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.979.752