• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

“ Chia sẻ yêu thương, chấp nhận sự khác biệt ” Thông điệp hưởng ứng ngày 2/4 - Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ

Tỷ lệ tự kỷ ở trẻ em và người lớn tiếp tục gia tăng tại mỗi quốc gia và mỗi dân tộc và xã hội. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), năm 2018 số người tự kỷ chiếm 1% dân số. Cứ 59 trẻ thì có một được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Hiện nay Việt Nam chưa có nghiên cứu về số lượng người tự kỷ nhưng theo báo cáo của Bộ LĐTB-XH năm 2008 Việt Nam có hơn 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh, số lượng trẻ đến khám và điều trị chứng tự kỷ ngày càng tăng.

Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của bệnh tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Toàn bộ trẻ tự kỷ đều gặp ba vấn đề chính trên nhưng các triệu chứng xuất hiện khác nhau với tính chất nghiêm trọng khác nhau ở từng đứa trẻ riêng biệt. Không có hai đứa trẻ tự kỷ nào biểu hiện giống hệt nhau. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác, phối hợp phát triển vận động. Nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo tăng động và trí tuệ kém. Tự kỷ được xác định là khuyết tật suốt đời và hiện chưa có nguyên nhân chính xác của hội chứng này. Trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ không thể hòa nhập cùng cộng đồng nếu không được can thiệp sớm và đúng cách từ gia đình và xã hội..

Đang còn rất nhiều khó khăn trong chăm sóc, hỗ trợ trẻ mắc chứng tự kỷ. Đối với gia đình, trạng thái tâm lý của gia đình họ phải trải qua được 4 giai đoạn và chỉ đến khi nào bố mẹ trải qua được trạng thái thứ 4 thì lúc bấy giờ mới có thể giáo dục thành công cho trẻ mắc chứng tự kỷ. Trạng thái đầu tiên là các phụ huynh không tin, không thừa nhận con mình mắc chứng tự kỷ. Sau đó, khi thấy con mình mắc chứng tự kỷ thì họ thấy chán chường không muốn hợp tác với chuyên gia, nhà giáo dục. Thứ ba, họ lại trở thành kỳ vọng vào con em mình sẽ hoàn toàn khỏi. Trạng thái tâm lý thứ 4 đó là chấp nhận sự thật con em mình có những khó khăn nhất định nhưng nếu như có sự cộng tác chặt chẽ giữa các chuyên gia, nhà giáo dục, cộng đồng xã hội và gia đình thì lúc đó mới thành công.

Đối với các bậc cha mẹ, việc thừa nhận con mình mắc chứng tự kỷ là một điều vô cùng khó khăn. Nhưng khi đã sẵn sàng đối mặt với điều ấy lại có rất nhiều khó khăn phía trước như xác định cho con điều trị ở đâu? điều trị như thế nào? Con mình có tiếp nhận những liệu pháp điều trị không? Và khi con đến trường, tiếp xúc với xã hội bên ngoài như thế nào? Ai sẽ chia sẻ và hỗ trợ con ?

Hàng ngày tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh có từ 150-250 trẻ em khuyết tật điều trị trong đó trẻ em mắc chứng tự kỷ chiếm 40% nên chúng tôi thấu hiểu sâu sắc những khó khăn của trẻ, của gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những khó khăn trong điều trị trẻ phát hiện muộn.

Trong thời gian gần đây, mức độ ghi nhận về hội chứng tự kỷ ngày càng được cải thiện trong cộng đồng khoa học và chăm sóc y tế, nhưng nhận thức cộng đồng về hội chứng này vẫn còn hạn chế. Nên việc chúng ta kỷ niệm ngày Thế giới Nâng cao Nhận thức về Chứng Tự kỷ hàng năm có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng là giúp tạo ra cơ hội để vận động mọi người cùng tham gia hành động và hỗ trợ cho mọi trẻ em và người lớn mắc hội chứng tự kỷ. Do đó, cần chung tay hành động để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ, giúp các em hòa nhập cộng đồng. Một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn “Chia sẻ yêu thương, chấp nhận sự khác biệt”. Chấp nhận con mình khác biệt, chấp nhận và yêu thương tất cả các bạn trong lớp, chấp nhận xã hội có nhiều người khác biệt.

Bs. Phạm Thị Phương


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.336
Tháng 05 : 128.107
Năm 2024 : 847.406
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.645.920