• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Thủ tướng đặt chỉ tiêu 90% dân số co BHYT

Tại Hội nghị trực tuyến về bảo hiểm y tế (BHYT) ngày 3-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nếu triển khai tốt các giải pháp Việt Nam có thể nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên cả nước lên trên 90% vào năm 2020.

Tại Hội nghị trực tuyến về bảo hiểm y tế (BHYT) ngày 3-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nếu triển khai tốt các giải pháp Việt Nam có thể nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên cả nước lên trên 90% vào năm 2020.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Báo cáo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh- Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) cho biết, để đảm bảo hoàn thành sớm hơn mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân, việc điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2016-2020 với định hướng phấn đấu đến năm 2020 lên ít nhất 90% dân số là cần thiết.  Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện BHYT.

Cụ thể, BHXH Việt Nam chưa được giao đầy đủ trách nhiệm để đề xuất các cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó, Quyết định 154\QĐ-TTg của Thủ tướng giao các địa phương huy động nguồn lực hỗ trợ người dân, trước mắt hỗ trợ 30% còn lại cho các hộ cận nghèo mua BHYT nhưng một số tỉnh chưa có cơ chế hỗ trợ. Hầu hết các địa phương chưa hỗ trợ các hộ nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, đối tượng học sinh, sinh viên… nên khó khăn khi mua BHYT.

Về hệ thống thông tin giám định thanh toán BHYT, đến nay BHXH đã cơ bản tập huấn vận hành cho các cán bộ, công chức. Nhưng có một số khó khăn vướng mắc vẫn còn như hệ thống danh mục dùng chung giữa BHXH và cơ sở khám chữa bệnh chưa thống nhất, đầu ra của nhiều cơ sở chưa theo chuẩn… nên công tác tin học hóa còn chậm, chưa đạt như mong muốn.

Từ góc độ khám chữa bệnh BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, những năm qua người bệnh có thẻ BHYT ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế, thể hiện trực tiếp qua số tiền chi từ Quỹ BHYT cho khám chữa bệnh BHYT liên tục tăng lên, từ 41,4 nghìn tỷ năm 2015 lên khoảng 50 nghìn tỷ vào năm 2015.

Cùng đó, để phục vụ người bệnh BHYT tốt hơn, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai đồng loạt nhiều giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo chuyển biến rõ rệt. Dù vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận, chất lượng khám chữa bệnh BHYT mặc dù đã có nhiều chuyển biến song vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, người dân vẫn còn chưa hài lòng về thủ tục khám chữa bệnh và chất lượng khám chữa bệnh BHYT.

“Hơn nữa, giá dịch vụ y tế tăng lên khiến cho chi phí tiền túi của người dân có thẻ BHYT vẫn còn cao. Đặc biệt, chính quyền địa phương nhiều nơi vẫn chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện Luật BHYT. Vì những nguyên nhân đó khiến việc mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT đối với gần 25% dân số còn lại chưa tham gia BHYT rất khó khăn”, Bộ trưởng Y tế thừa nhận.

Cần sự chung tay của các cấp, các ngành

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, muốn thu hút người dân tham gia BHYT thì nhiệm vụ số một là phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, nhất là không được phân biệt giữa người bệnh khám BHYT và người bệnh khám dịch vụ vì trên thực tế qua khảo sát ở nhiều bệnh viện vừa qua vẫn còn xảy ra tình trạng này.

Cùng đó, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh phải làm sao để người dân đóng BHYT khi vào bệnh viện phải chi trả trực tiếp từ tiền túi ít hơn. Đây là trách nhiệm rất lớn của Bộ Y tế, đòi hỏi rất nhiều giải pháp mới có thể thực hiện được. Ngoài ra, bên cạnh hỗ trợ cho các đối tượng tham gia BHYT thì phải tăng cường tuyên truyền vận động đến người dân vì lợi ích khi tham gia BHYT.

Ngoài ra Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan phải quản lý quỹ BHYT sao cho hiệu quả, tránh tình trạng thất thoát bởi thực tế vẫn có tình trạng một người bệnh trong một tháng đi khám chữa bệnh BHYT ở 9 nơi khác nhau.

“Đó còn chưa kể, theo báo cáo, khi thanh tra một số địa phương, thất thoát BHYT ở những nơi lên tới 10%... Do vậy muốn làm tốt cần sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan nhưng nhất thiết phải có người chịu trách nhiệm chính”,  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.

Về các giải pháp cụ thể, bà Nguyễn Thị Minh kiến nghị, Chính phủ cần giao cho BHXH Việt Nam chủ động hơn nữa trong việc chủ động mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới đại lý thu BHYT; xem xét nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho các hộ cận nghèo, hộ nông- lâm- ngư nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nâng cao tỷ lệ BHYT tiến tới BHYT toàn dân là việc rất thiết thực, nhất là đối với người nghèo, đối tượng gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những việc quan trọng nhất để bảo đảm an sinh xã hội nhưng Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới thông tin hiện cơ quan BHXH  kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh mỗi quý 10 lần, tháng 3 lần là quá rắc rối, gây phiền hà cho các cơ sở y tế.

"Hay hiện phần mềm tin học hiện liệu có được phổ biến tới mười mấy nghìn trạm y tế trên cả nước để người dân từ TP. HCM ra Hà Nội khám chữa bệnh cũng được tiếp nhận? Hoặc một số tỉnh đã đạt tỉ lệ cao nhưng nhiều tỉnh mới đạt 75%, vì sao thấp như thế, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương thế nào trong phát triển BHYT toàn dân?", Phó Thủ tướng đặt câu hỏi

Đề cập đến giải pháp nâng tỷ lệ tham gia BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, năm 2015, tỷ lệ BHYT đạt 76,52%, để tăng tỷ lệ và tính hấp dẫn của BHYT, Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thu hút người dân khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải BV, cải cách, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh khoảng 50 phút, ban hành tiêu chí đánh giá chất lượng BV, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế...

Bộ trưởng Kim Tiến cũng thông tin, ngành Y tế cũng đặc biệt chú trọng thực hiện đề án đổi mới toàn diện thái độ, phong cách, quy định nghiệp vụ tổ chức của các bệnh viện trong tiếp nhận, chăm sóc người dân, bệnh nhân, đồng thời chấn chỉnh thái độ, xử lý hơn 7.000 nhân viên, cán bộ y tế các tuyến từ cơ sở đến trung ương có hành vi không đúng với người bệnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, theo chỉ tiêu của Quốc hội, đã đặt ra mục tiêu tỷ lệ BHYT năm 2020 phải đạt 80% nhưng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phải đạt 90%, Bộ Y tế kiến nghị các bộ, ngành, đặc biệt là từng địa phương thực hiện nghiêm các chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về BHYT, nhất là các tỉnh, địa phương có tỉ lệ BHYT còn dưới 70%; tiếp tục thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ, kỹ thuật y tế đối với người bệnh chưa sử dụng BHYT để bảo đảm bình đẳng và thu hút người dân tham gia BHYT dưới dạng tự nguyện và hộ gia đình; các cơ sở y tế cần tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh...

Hà Nội đề xuất nâng mức hỗ trợ BHYT cho học sinh, sinh viên

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong năm 2016 này, thành phố giao tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn là 79,8%, tăng 2% so với chỉ tiêu được giao.

Để nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT trong thời gian tới, Hà Nội đề ra đến 7 giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp về việc đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH của thành phố và tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đề xuất Chính phủ nâng mức hỗ trợ ngân sách nhà nước đóng BHYT cho đối tượng học sinh, sinh viên thêm tối thiểu 20% (hiện nay đang hỗ trợ 30%); đối với đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình, Hà Nội đề xuất hỗ trợ tối thiểu 10% (hiện nay chưa hỗ trợ).

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 325
Tháng 04 : 196.287
Năm 2025 : 755.498
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.582.782