• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Xây dựng bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành Trung tâm hỗ trợ chẩn đoán từ xa của tỉnh

Đây là mục tiêu của ngành Y tế trong thời gian tới nhằm xây dựng y tế điện tử, hướng đến lợi ích của người dân được Bs. Lê Ngọc Châu – TUV, giám đốc Sở Y tế khẳng định tại Hội thảo“Báo cáo ứng dụng triển khai PACS tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và kết quả khảo sát việc ứng dụng PACS tại các bệnh viện tuyến huyện”, do Sở Y tế phối hợp với công ty Vikomed tổ chức sáng nay (21/10).

Đây là mục tiêu của ngành Y tế trong thời gian tới nhằm xây dựng y tế điện tử, hướng đến lợi ích của người dân được Bs. Lê Ngọc Châu – TUV, giám đốc Sở Y tế khẳng định tại Hội thảo“Báo cáo ứng dụng triển khai PACS tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và kết quả khảo sát việc ứng dụng PACS tại các bệnh viện tuyến huyện”, do Sở Y tế phối hợp với công ty Vikomed tổ chức sáng nay (21/10).

Các đại biểu tham dự hội thảo

PACS - Là hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh, được sử dụng để lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế. Hệ thống PACS cho phép nhiều người truy cập và tốc độ đáp ứng nhanh. Các bác sỹ có thể truy cập dữ liệu, hình ảnh của người bệnh một cách nhanh chóng, chính xác mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt việc ứng dụng hệ thống này giúp giảm thiểu thời gian, công sức của y, bác sỹ và người bệnh, nâng cao hiệu quả chẩn đoán, công cụ chẩn đoán, giúp hội chẩn từ xa; tiết kiệm chi phí in phim, hóa chất; tiết kiệm không gian lưu trữ phim, quản lý.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh kết nối với Bệnh viện Bạch Mai đọc kết quả chụp sọ não

PACS được triển khai tại bệnh viện Đa khoa tỉnh từ tháng 8/2017, đến nay, đã có 3.384 ca chụp X.Quang, 3.413 ca chụp CT và 263 ca chụp MRI được thực hiện; có 14 ca được Bệnh viện Đa khoa tỉnh kết nối với Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Trung ương Huế để đọc kết quả. Theo tính toán của Bệnh viện Đa khoa tỉnh mỗi ngày bệnh viện chụp 430 ca X.quang, 60 ca CT, 15 ca MRI và cần lưu trữ ảnh 550 ca. Việc ứng dụng hệ thống PACS giúp lưu và chuyển hình ảnh (không in phim) sẽ tiết kiệm cho người bệnh và quỹ BHYT từ 250-270 triệu/tháng.

Từ kết quả bước đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Y tế đã tiếp tục cho khảo sát tại các bệnh viện tuyến huyện với mong muốn sớm triển khai ứng dụng hệ thống này tại các bệnh viện trên toàn tỉnh. Qua khảo sát, tất cả các bệnh viện đều đã và đang tích cực ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng KCB. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng với yêu cầu.

Bác sỹ Lê Ngọc Châu - TUV, Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại Hội thảo

Tại hội thảo, Bs. Lê Ngọc Châu – Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh: Việc ứng dụng PACS đã được các nước trên thế giới ứng dụng từ 10 năm nay. Ứng dụng hệ thống này sẽ tiết kiệm được nguồn kinh phí, mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Ngành Y tế cần phải chuẩn bị tốt để thực hiện rộng rãi hệ thống này. Trong điều kiện nguồn ngân sách khó khăn, ngành phải lựa chọn phương thức xã hội hóa với hướng đi phù hợp, hiệu quả, kinh tế, phù hợp với từng đơn vị, mang lại lợi ích cao nhất cho người bệnh và cán bộ, viên chức y tế. Việc ứng dụng PACS là một giải pháp đi tắt đón đầu, chuẩn bị điều kiện cần để đáp ứng chính sách mới về thực hiện Đề án không in phim của Bộ Y tế. BVĐK tỉnh là một trong những đơn vị tham gia Đề án này. Việc triển khai hệ thống phần mềm PACS chắc chắn sẽ mang đến lợi ích cho cả Bệnh viện và hàng triệu lượt người bệnh đến khám và điều trị, giúp người bệnh được hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhất

Về chiến lược của ngành Y tế, sẽ số hóa hệ thống chẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện; xây dựng trung tâm tích hợp tại bệnh viện tỉnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ  trở thành Trung tâm hỗ trợ chẩn đoán từ xa của tỉnh, sẽ là đầu tàu hỗ trợ chẩn đoán cho các bệnh viện để phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân trên địa bàn. Về lâu dài Bệnh viện Đa khoa tỉnh cần phải có cơ chế tài chính trong việc hợp đồng với các giáo sư đầu ngành tại tuyến Trung ương để đọc kết quả, đồng thời đáp ứng các nhu cầu của người dân trong việc chụp các hình ảnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh nhưng có được kết quả đọc của các giáo sư đầu ngành của các bệnh viện tuyến Trung ương ngay tại bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

PACS còn là trợ thủ đắc lực cho bác sỹ trong quá trình khám và chẩn đoán bệnh như :

1. Giúp bác sỹ đọc, trả kết quả hình ảnh ngay sau khi người bệnh được chụp XQuang, CT scanner, MRI.

2. Đáp ứng được tính cấp bách, hỗ trợ kịp thời, chính xác trong quá trình khám và điều trị cho người bệnh.

3. Hiệu quả cao trong việc hội chẩn từ xa. Có khả năng kết nối nhiều BV với nhau để tạo thành 1 trung tâm hội chẩn từ xa

4. Kiểm tra hồ sơ bệnh án người bệnh mọi lúc, mọi nơi. Dữ liệu được lưu trên hệ thống, có thể truy cập, kiểm tra khi cần thiết. Toàn bộ dữ liệu hình ảnh của người bệnh được lưu theo thời gian chỉ định, dễ dàng tra cứu, xem xét lại, so sánh các lần chụp khi cần thiết

5. Dễ dàng kiểm tra, đối chiếu kết quả sau các lần điều trị.

6. Quản lý quy trình và lịch trình khám chữa bệnh của người bệnh.

Thu Hòa – Tuấn Dũng


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.822
Tháng 04 : 193.967
Năm 2025 : 753.178
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.580.462