• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Trẻ em và người già nhập viện gia tăng vì nắng nóng

Vài ngày trở lại đây, thời tiết quá nóng và oi bức tại Hà Tĩnh đã ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất và sinh hoạt của người dân, cùng với đó gia tăng bệnh nhân nhập viện, nhất là người già và trẻ em. Theo ghi nhận tại một số bệnh viện ở thành phố Hà Tĩnh, số người nhập viện vì bệnh hô hấp và tiêu chảy, huyết áp, tim mạch… có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, chủ động đối phó với những bất lợi của thời tiết sẽ hạn chế được những căn bệnh phát sinh tại thời điểm này.

Vài ngày trở lại đây, thời tiết quá nóng và oi bức tại Hà Tĩnh đã ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất và sinh hoạt của người dân, cùng với đó gia tăng bệnh nhân nhập viện, nhất là người già và trẻ em. Theo ghi nhận tại một số bệnh viện ở thành phố Hà Tĩnh, số người nhập viện vì bệnh hô hấp và tiêu chảy, huyết áp, tim mạch… có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, chủ động đối phó với những bất lợi của thời tiết sẽ hạn chế được những căn bệnh phát sinh tại thời điểm này.

Thời tiết quá nóng, nhiều trẻ phải nhập viện do các bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa

Có mặt tại khoa Tim mạch và Lão học, khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa tỉnh vào đúng thời điểm nắng nóng, chúng tôi nhận thấy trẻ em và người già nhập viện gia tăng, tập trung vào những người cao tuổi mắc các chứng bệnh mãn tính, huyết áp, tim mạch, tai biến mạch máu não và trẻ em chủ yếu mắc bệnh hô hấp, viêm da và tiêu hóa.

Đang điều trị bệnh tăng huyết áp tại khoa Tim mạch- Lão học của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác Nguyễn Hữu Mộc, 76 tuổi ở xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc chia sẻ: “Nóng quá, tôi tuổi cao nên không chịu nổi, bệnh tăng huyết áp lại tái phát, mấy ngày qua tôi thấy khó thở, mệt trong người không ăn uống gì được, gia đình đã đưa tôi vào đây điều trị, để không làm bệnh nặng thêm”. ,

Còn đối với chị Nguyễn Thị Nga ở phường Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Mấy hôm nay vì thời tiết quá nóng, oi bức, sức khỏe con tôi yếu nên có biểu hiện ho nhiều và sốt, tôi có cho cháu uống siro ho nhưng không đỡ mà càng ho nhiều, lại sốt cao, sổ mũi, không chịu ăn. Gia đình phải đưa cháu xuống điều trị ở bệnh viện tỉnh, đến hôm nay cháu cũng đã đỡ nhiều rồi".

Đáng lưu ý có rất nhiều trường hợp, bệnh nhân thấy các biểu hiện như đau đầu chóng mặt nhưng họ chủ quan, coi đó là triệu chứng thông thường và tự ý mua thuốc điều trị mà không qua thăm khám chỉ định của bác sỹ nên bệnh diễn biến nặng hơn và phải nhập viện. Bệnh nhân Đặng Bá Hùng ở Sơn Lộc, Can Lộc cho biết: Tuần trước, tôi thấy đau đầu tự đi mua thuốc về uống cũng toàn giảm đau thôi, nhưng mấy ngày thấy không khỏi, đau nặng hơn  người nhà mới đưa xuống bệnh viện Tỉnh cấp cứu.

Theo bác sỹ Lê Hữu Anh- Trưởng khoa Nhi – bệnh viê đa khoa tỉnh, nguyên nhân khiến nhiều trẻ em nhập viện trong những ngày gần đây là do thời tiết nắng nóng thất thường, vi khuẩn phát triển mạnh trong khi sức đề kháng của trẻ bị giảm. Trẻ em bị thiếu nước, tiêu tốn nhiều năng lượng do bài tiết mồ hôi, điều hòa thân nhiệt nên dễ bị cảm cúm, sốt, và các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Tại khoa Nhi của bệnh viện tỉnh, đa phần các bé được đưa vào đây trong mấy ngày qua đều có triệu chứng sốt, nội mẩn ngứa, và bị các bệnh về tiêu hóa. Năm nay nổi bật lên là 1 số bệnh lý có xu hướng tăng nhanh, như chân tay miệng, rối loạn tiêu hóa... do người nhà chủ quan nên thường không thăm khám đầy đủ bởi vậy khi nhập viện gây khó khăn trong chỉ định phác đồ điều trị. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của cháu, hạn chế không cho các cháu ra nắng, khi phát hiện cháu bị sốt cần đo nhiệt độ cơ thể và cho uống thuốc hạ sốt, nếu bị nặng cần đưa ngay đến các trung tâm y tế, bên cạnh đó nên cho các cháu uống nhiều nước, và ăn nhiều lần, để đảm bảo sức đề kháng ra ngoài trời quá nhiều, hướng dẫn trẻ chơi trong bóng râm, uống nhiều nước, ăn đồ ăn lỏng và đảm bảo vệ sinh. Nếu đưa trẻ đi bơi, tắm biển, phải tránh tắm vào thời gian từ 10h - 16h vì trẻ rất dễ say nắng. Khi trẻ bị say nắng phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Người già nhập viện cũng tăng cao do các bệnh lý về tim mạch

Bác sĩ Phạm Hữu Đà - Phó Trưởng khoa Tim mạch và Lão học- BV ĐK tỉnh: Không riêng gì ở trẻ mà nhiều người già cũng mắc các chứng bệnh giao mùa, chuyển thời tiết. Nắng nóng kéo dài sẽ xuất hiện tình trạng nhiều bệnh nhân mất nước, rối loạn điện giải. Khi nhiệt độ cơ thể tăng, mồ hôi ra nhiều, việc vệ sinh không phù hợp dễ dẫn đến viêm phổi, bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, thời tiết nắng nóng hiện nay dễ khiến người cao tuổi bị huyết áp tăng cao, gây tai biến mạch máu não nguy hiểm đến tính mạng, triệu chứng bệnh ban đầu thường bản thân người bệnh rất khó nhận biết. Nên phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không nên căng thẳng, bố trí công việc hợp lý, hạn chế đi ra đường khi trời nắng nóng.

Tình trạng bệnh nhân là người cao tuổi và trẻ em nhập viện điều trị gia tăng vì thời tiết nắng nóng cũng diễn ra tại nhiều bệnh viện khác trên địa bàn tỉnh như bệnh viện Thành phố, Thạch Hà, Đức Thọ, Hương…Trước tình hình thời tiết nắng nóng trên diện rộng , các bệnh viện đã tăng cường lắp đặt quạt điện, đảm bảo người bệnh được nằm điều trị trong điều kiện thoáng mát, cung cấp đủ nước sạch cho người bệnh; hạn chế tối đa nằm ghép, tăng cường công tác phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo các dịch bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện. Đảm bảo bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu để kịp thời xử lý các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết nắng nóng bất thường gây ra.

Đoàn Loan- Nhật Thắng

Các bác sĩ khuyến cáo: vào đầu mùa hè, nhiệt độ môi trường bắt đầu tăng cao, để phòng bệnh lây lan, người dân cần để nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, mở cửa nhưng bảo đảm không bị gió lùa nhằm tránh tồn lưu vi-rút trong môi trường; phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, mắc màn khi ngủ, dọn sạch các vũng nước đọng trong nhà.

Các bệnh chưa có vắc-xin phòng ngừa như tay chân miệng, sốt xuất huyết, người dân chú ý vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và lúc cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, thay tã... Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh; thực hiện tiêm chủng đối với những bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm chủng như thủy đậu.

Đặc biệt, dù mắc bệnh hay chưa mắc bệnh thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh. Mọi người cần ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả tươi để tăng sức đề kháng. Riêng với trẻ, chế độ ăn cần đa dạng, tăng cường rau quả giàu vitamin C, A để hỗ trợ hệ miễn dịch ... Phòng bệnh đường tiêu hóa, mọi người không ăn rau sống, thức ăn ôi thiu, không uống nước lã; Sử dụng lồng bàn đậy đồ ăn và diệt ruồi nhặng; Rửa tay sạch trước khi ăn và chế biến thực phẩm.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.669
Tháng 04 : 193.814
Năm 2025 : 753.025
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.580.309