• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Kinh nghiệm triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử cho người dân tại Hà Tĩnh

Ngành Y tế tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai lập hồ sơ sức khoẻ điện tử của từng người dân tại tất cả các trạm y tế trong toàn tỉnh (262 trạm y tế) từ tháng 2/2018, cho đến nay đã có hơn 90% người dân (trên 1 triệu người) đã có hồ sơ sức khoẻ điện tử. Mặc dù còn nhiều vấn đề phải bổ sung và hoàn thiện, điều đáng ghi nhận là sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh và nhất là Ngành Y tế tỉnh Hà Tĩnh trong việc tổ chức thực hiện.

Ngành Y tế tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai lập hồ sơ sức khoẻ điện tử của từng người dân tại tất cả các trạm y tế trong toàn tỉnh (262 trạm y tế) từ tháng 2/2018, cho đến nay đã có hơn 90% người dân (trên 1 triệu người) đã có hồ sơ sức khoẻ điện tử. Mặc dù còn nhiều vấn đề phải bổ sung và hoàn thiện, điều đáng ghi nhận là sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh và nhất là Ngành Y tế tỉnh Hà Tĩnh trong việc tổ chức thực hiện.

Nhân viên Trạm Y tế xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh thao tác trên hồ sơ sức khoẻ điện tử

"Nếu như ngày trước, cứ mỗi lần đến khám ở bệnh viện là tôi lại phải trả lời bác sĩ về tiền sử của bệnh mình. Kể từ ngày được lập hồ sơ sức khỏe điện tử, tôi có thể đến khám ở bệnh viện thành phố và tỉnh mà không phải mất thời gian cho việc này. Giá như chủ trương này được triển khai sớm hơn thì người dân chúng tôi sẽ được lợi rất nhiều”. Đó là ý kiến nhận xét của một người dân Hà Tĩnh sau khi được lập hồ sơ sức khoẻ điện tử.

Khi được hỏi làm thế nào để một trạm y tế xã chỉ có 6 nhân lực đủ sức để lập hồ sơ sức khoẻ điện tử cho hơn 8.000 dân trong xã, ông Nguyễn Hồng Khoa - Trưởng trạm Y tế xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết xã có lực lượng nhân viên y tế thôn bản, lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm lập hồ sơ phần hành chánh, còn nhân viên trạm y tế sẽ chịu trách nhiệm thăm khám và ghi nhận các dữ liệu về sức khoẻ. Dữ liệu về sức khoẻ sẽ được bổ sung vào hồ sơ khi người dân đến khám, chữa bệnh tại trạm y tế, được chuyển tải lên kho dữ liệu từ các bệnh viện. Ngoài ra, Ngành y tế còn tận dụng tất cả dữ liệu y tế của người dân có sẵn qua các đợt khám sức khoẻ trường học, huy động tất cả các đoàn khám, chữa bệnh từ thiện thực hiện phiếu thu thập dữ liệu hồ sơ sức khoẻ.

Ngoài ra, trạm y tế xã tận dụng mọi lúc mọi nơi để khai thác tiền sử bệnh của người dân trong xã. Ông Khoa cho biết: “Thời điểm đó, cứ lúc nào có cuộc họp thôn, xóm và ai đến khám cũng được đội ngũ thầy thuốc khai thác, điền thông tin để hoàn thiện hồ sơ sức khỏe điện tử. Ngoài ra, chúng tôi cũng xây dựng một nhóm Zalo gồm tất cả các đơn vị triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử nhằm kịp thời khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện."

Ông Lê Ngọc Châu - Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, Hà Tĩnh là  một trong những địa phương đi đầu và khá mạnh dạn trong việc triển khai việc quản lý sức khoẻ điện tử. Đ ể thực hiện quản lý sức khoẻ điện tử cho người dân Hà Tĩnh, Sở Y tế đã chọn Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel làm đối tác thực hiện với chính sách ưu đãi là từ nay đến năm 2020 Viettel sẽ bảo trì, vận hành miễn phí đến năm 2020. Đặc biệt, lãnh đạo của tỉnh Hà Tĩnh rất quyết liệt và yêu cầu chính quyền địa phương các cấp phải hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành y tế triển khai lập hồ sơ sức khoẻ người dân, đưa tiêu chí lập hồ sơ sức khoẻ điện tử vào tiêu chí đánh giá nông thôn mới.

Đến thời điểm hiện tại theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Tĩnh, đã có hơn 90% người dân tại địa phương này được quản lý sức khoẻ điện tử (tức khoảng hơn 1 triệu người).  Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, hơn 90% người dân trên địa bàn tỉnh sẽ có mã số sức khoẻ, liên thông dữ liệu giữa tất cả cơ sở y tế từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Nhờ có nguồn dữ liệu quản lý sức khoẻ người dân đã giúp Ngành Y tế dự đoán chính xác xu hướng bệnh tật của nhân dân, có các giải pháp can thiệp, tác động về chính sách giúp dự phòng bệnh tật, giảm gánh nặng do bệnh tật gây ra. Đặc biệt, nhờ triển khai lập hồ sơ sức khoẻ điện tử mà Ngành Y tế tỉnh đã biết được dữ liệu cụ thể của từng người dân về các bệnh không lây nhiễm, và với nguồn dữ liệu này Sở Y tế sẽ đẩy mạnh công tác quản lý từ phòng chống đến điều trị 2 bệnh phổ biến nhất là tiểu đường và tăng huyết áp trong thời gian tiếp theo.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cũng cho biết việc triển khai quản lý sức khoẻ điện tử cũng đang có những khó khăn nhất định.  Cụ thể, dữ liệu phần mềm khám chữa bệnh hiện có của các bệnh viện và phần mềm hồ sơ sức khoẻ chưa đồng bộ nên khi kết nối, liên thông giữa các phần mềm phát sinh nhân khẩu trên phần mềm hồ sơ sức khoẻ. Phần mềm chuyển tải dữ liệu bệnh nhân từ các bệnh viện chưa hoàn chỉnh, còn trùng lắp nên khó khai thác. Kỹ năng thực hiện về các lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính của cán bộ trạm y tế chưa đáp ứng được yêu cầu, các trạm y tế chỉ có một máy tính, nhiều trạm chưa có đường truyền tốc độ cao nên tiến độ nhập dữ liệu chưa đạt yêu cầu, vấn đề bảo mật thông tin cũng cần cân nhắc và đầu tư trong thời gian tới.

Ban Công nghệ thông tin Sở Y tế TP.HCM tham quan, học tập kinh nghiệm triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử tại Trạm Y tế Hộ Độ, Hà Tĩnh

SỞ Y TẾ TP.HCM


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 682
Tháng 12 : 173.304
Năm 2024 : 2.973.892
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.772.406