• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bác sỹ vượt đường xa kịp thời cấp cứu bệnh nhân bị đột qụy não

Ông Vũ Chí Bền, ở Quận I – Thành phố Hồ Chí Minh vừa được các bác sỹ bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê cấp cứu kịp thời qua cơn nguy kịch do bị đột quỵ não.

Ông Vũ Chí Bền, ở Quận I – Thành phố Hồ Chí Minh vừa được các bác sỹ bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê cấp cứu kịp thời qua cơn nguy kịch do bị đột quỵ não.

Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân Bền sau khi dùng thuốc Tiêu sợi huyết

Ông Bền cùng đoàn cựu chiến binh đi thăm chiến trường xưa tại tỉnh Điện Biên. Trên đường đi, ông bị đột quỵ tại Quảng Bình. Ông được bạn và nhân viên nhà ga Hương Phố đưa vào bệnh viện Đa khoa Hương Khê trong tình trạng: liệt 1/2 người trái, nói ngọng, rối loạn cơ tròn (ỉa, đái không tự chủ)... Xác định đây là một ca bệnh nặng cần phải được cấp cứu khẩn trương. Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hương Khê đã tiến hành chụp CTscaner sọ não và làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả chụp CTscaner sọ não, xác định đây là ca bệnh đột quỵ do nhồi máu não cần phải tiến hành kỹ thuật can thiệp “tiêu sợi huyết”. Bệnh viện Hương khê đã mời kíp cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật và kịp thời xử lý, cấp cứu cho bệnh nhân.

Các bác sỹ tiến hành hội chẩn trên phim chụp cắt lớp của bệnh nhân Vũ Chí Bền

Ngay khi nhận được tin, kíp bác sỹ khoa cấp cứu chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã vượt gần 50 cây số mang theo thuốc tiêu sợi huyết về bệnh viện Hương Khê triển khai cho bệnh nhân. Sau khi dùng thuốc bệnh nhân đã tiến triển rất khả quan. Đến nay, đã nói rõ hơn, nhận diện được người thân, sử dụng được điện thoại, tay và chân trái đã cử động tốt...

Ths. Nguyễn Xuân Thái – Phó trưởng Khoa Cấp cứu chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, người trực tiếp lên hỗ trợ Bệnh viện Hương Khê thực hiện tiêu sợi huyết cho bệnh nhân Bền cho biết: Bệnh nhân Bền bị đột quỹ do nhồi máu não diện rộng. Rất may mắn bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong giai đoạn “giờ vàng” (dưới 4,5 tiếng) nên đã được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết và hồi phục tốt. Nếu không được cấp cứu và sử dụng thuốc tiêu sợi huyết bệnh nhân đã bị hôn mê và nguy cơ tử vong rất cao.

Hiện bệnh nhân Bền đã được chuyển về bệnh viện Đa khoa tỉnh để điều trị và tập phục hồi chức năng.

Ths Hoàng Quang Trung – Phó Giám đốc Phụ trách Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chuyển giao kỹ thuật tiêu sợi huyết cho 04 bệnh viện là Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn và Thành phố Hà Tĩnh. Với việc triển khai kỹ thuật này tại tuyến huyện, nhiều bệnh nhân sẽ có thêm cơ hội được cứu sống và hạn chế di chứng sau đột quỵ. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong giai đoạn “giờ vàng”, tức là dưới 4,5h sau khi có dấu hiệu đột quỵ. Vì vậy khi bệnh nhân đột ngột có những dấu hiệu như: méo miệng, liệt mặt, tê bì, yếu nửa người, nói khó hoặc không nói được, mắt nhìn mờ, đau đầu… gia đình phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng chẩn đoán và điều trị trong thời gian ngắn nhất (dưới 4,5 tiếng) để có thể sử dụng phương pháp tiêu sợi huyết. Gia đình tuyệt đối không chờ người bệnh tự phục hồi hay sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng để điều trị tại nhà. Thuốc tiêu sợi huyết có giá khá cao và đã được bảo hiểm thanh toán.

Thu Hòa – Tuấn Dũng


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.796
Tháng 12 : 177.418
Năm 2024 : 2.978.006
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.776.520