• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Rôm sảy: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè nắng nóng, tập trung thành từng mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như: vùng da ngực, lưng, trán, đầu, cổ… Trong một số trường hợp nặng có thể xuất hiện gần như toàn thân.

1. Nguyên nhân gây rôm sảy

Rôm sảy hay phát ban nhiệt (Miliaria) là một tình trạng xảy ra trong thời tiết nóng, ẩm ướt. Thông thường khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể sẽ điều tiết nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể. 

Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều kèm theo việc các lỗ chân lông bị bít tắc do bụi bẩn hoặc nhiễm khuẩn sẽ khiến mồ hôi ứ đọng lại ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây ra tình trạng rôm sảy. Không chỉ có trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể bị rôm sảy.

Một số điều kiện thuận lợi để rôm sảy xuất hiện là nơi có nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm, không thoáng khí và trẻ mặc quá nhiều quần áo khiến bí hơi, ít tắm rửa.

Phát ban nhiệt phát triển khi một số ống dẫn mồ hôi của bị tắc. Thay vì bay hơi, mồ hôi bị giữ lại dưới da, gây viêm và phát ban.

Không phải lúc nào cũng rõ ràng lý do tại sao các ống dẫn mồ hôi bị chặn, nhưng một số yếu tố dường như đóng một vai trò, bao gồm:

  • Ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành. Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh không được phát triển đầy đủ. Chúng có thể dễ dàng vỡ hơn, giữ lại mồ hôi dưới da. Phát ban do nhiệt có thể phát triển trong tuần đầu tiên của cuộc đời, đặc biệt là nếu trẻ sơ sinh được sưởi ấm trong lồng ấp, mặc quần áo quá ấm hoặc bị sốt.

  • Khí hậu nhiệt đới. Thời tiết nóng ẩm có thể gây phát ban nhiệt.

  • Hoạt động thể chất. Tập thể dục cường độ cao, làm việc chăm chỉ hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bạn đổ mồ hôi nhiều có thể dẫn đến phát ban nhiệt.

  • Quá nóng. Mặc quần áo quá ấm hoặc ngủ dưới chăn điện có thể dẫn đến phát ban nhiệt.

  • Nghỉ ngơi kéo dài trên giường. Phát ban nhiệt cũng có thể xảy ra ở những người nằm lâu trên giường trong thời gian dài, đặc biệt nếu họ bị sốt.

2. Triệu chứng rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè nắng nóng, tập trung thành từng mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi. như: vùng da ngực, lưng, trán, đầu, cổ… Trong một số trường hợp nặng có thể xuất hiện gần như toàn thân.

Những tổn thương do rôm sảy gây ra trên da thường là các sẩn màu đỏ hồng, bên trên có mụn nước nhỏ đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn. Ở trẻ nhỏ, phần da bị rôm sảy thường có cảm giác khó chịu, bứt dứt dẫn đến trẻ gãi làm phần da này dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi thời tiết dịu mát, rôm sảy thường tự lặn đi để lại các đám vẩy da mỏng, màu trắng, vài ngày sau bong ra và làn da trở lại bình thường, không có sẹo.

Các loại phát ban nhiệt

Các loại rôm sảy hay phát ban nhiệt được phân loại theo mức độ sâu của các ống dẫn mồ hôi bị chặn. Dấu hiệu và triệu chứng cho từng loại khác nhau. Dấu hiệu rôm sảy có thể chia theo các loại:

  • Rôm dạng tinh thể: Là loại rôm sảy không có viêm, mụn nước nông ở lớp sừng, thường xuất hiện khi sốt cao và không để lại sẹo.

  • Rôm sảy đỏ: Thường xuất hiện ở phần lưng, thân mình hoặc các vùng có quần áo cọ sát vào da. Tổn thương do rôm đỏ gây ra thường là các nốt sẩn màu đỏ mọc thành đám dày và gây khó chịu cho người bệnh. Trẻ nhỏ bị rôm đỏ thường xuất hiện ở vùng bẹn, nách, cổ… Đây là loại rôm dễ gây biến chứng bội nhiễm như viêm nang lông, nhọt do nhiễm tụ cầu vàng…

  • Rôm sâu: Là tình trạng tái đi tái lại của rôm sảy đỏ, các tổn thương thường là sẩn 1-3mm màu nhạt, cứng thường xuất hiện ở thân mình, tay chân. Tuy không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu như rôm đỏ nhưng rôm sâu lại có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi.

Rôm sảy: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị- Ảnh 2.

Bệnh nhân mắc rôm sảy.

3. Rôm sảy có lây không?

Rôm sảy là bệnh lý không lây nhiễm.

4. Phòng ngừa rôm sảy

Để phòng ngừa rôm sảy vào mùa hè, điều đầu tiên là cần giữ môi trường xung quanh thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao, nóng nực và bí, ngột ngạt. Nếu phải ra ngoài khi thời tiết nắng nóng cần có đồ bảo hộ như: Ô, mũ rộng vành, quần áo dài tay. Mọi người nên tắm rửa hàng ngày bằng nước mát để các lỗ chân lông được thông thoáng.

Nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Với trẻ nhỏ cần lựa chọn tã lót thoáng mát, chất liệu cotton và thay tã thường xuyên.

Người dân nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin, hạn chế đồ ăn có nhiều đường. 

Để phòng ngừa rôm sảy vào mùa hè mọi người nên: 

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, ưu tiên chất liệu cotton giúp hấp thụ mồ hôi tốt.

  • Hạn chế tiếp xúc với điều kiện nóng ẩm, tìm chỗ mát, thoáng khí khi thời tiết nóng bức.

  • Uống nhiều nước để duy trì sự cân bằng nhiệt và giúp cơ thể mát mẻ từ bên trong.

  • Tắm rửa thường xuyên để làm sạch mồ hôi và bụi bẩn trên cơ thể.

5. Điều trị rôm sảy

Rôm sảy thường lành tính có thể tự khỏi khi trời mát mà không cần điều trị nhưng nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể có biến chứng nặng hơn như viêm nang lông, nhọt. Phản xạ của người bệnh khi bị rôm sảy là hay gãi, điều này làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu lúc đó nhưng lại có nguy cơ gây tổn thương cho da. Nguyên tắc xử trí khi bị rôm sảy là làm mát cơ thể, để cơ thể thoáng khí hạn chế mồ hôi tiết ra và chống viêm da. 

Người bệnh bị rôm sảy cần điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Giữ môi trường sống thoáng mát, không khí được thông thoáng. Nên tránh những nơi nóng bức, ngột ngạt,

  • Lựa chọn quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi, rộng rãi. Với trẻ em nên dùng tã lót loại vải sợi, mỏng. Khi cơ thể không bị nóng và hạn chế tiết mồ hôi rôm sảy có thể tự mất đi.

  • Thường xuyên tắm rửa để da sạch sẽ, lỗ chân lông được thông thoáng và cơ thể mát mẻ. Nên tắm bằng sữa tắm có độ pH phù hợp với da.

  • Trong trường hợp da bị viêm, nhiễm trùng nang lông, mụn mủ… cần đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám.

  • Người bệnh tuyệt đối không được tự ý bôi các loại thuốc hoặc đắp các loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể gây nguy cơ dị ứng hoặc tổn thương đến da.

  • Người bệnh cần uống đủ nước, có thể uống một số loại nước có tác dụng giải nhiệt như sắn dây, đỗ đen, nước cam, nước chanh, sài đất… Nên hạn chế các loại nước uống có nhiều đường.

  • Tăng cường các loại vitamin, rau củ quả vào thực đơn hàng ngày và hạn chế đồ ăn có nhiều đường.  


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.990
Tháng 12 : 168.819
Năm 2024 : 2.969.407
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.767.921