• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm?

Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại). Vậy, mắc trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm?

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường do sự kết hợp của 2 yếu tố là áp lực lớn tác động liên tục lên phần tĩnh mạch nằm ở hậu môn trực tràng và sự suy yếu của tĩnh mạch. Do đó, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và rất hiếm ở người trẻ dưới 20 tuổi.

Các nguyên nhân gây tăng áp lực cho vùng hậu môn bao gồm:

  • Rặn quá mạnh khi đi đại tiện, nhất là khi táo bón;

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến khó đi tiêu;

  • Áp lực khoang bụng tăng gặp trong tăng cân quá nhanh hoặc khi mang thai những tháng cuối của thai kỳ;

  • Thường xuyên bê vác vật nặng hoặc cử tạ.

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chia theo đặc điểm vị trí của búi trĩ hoặc theo cấp độ bệnh.

  • Dựa vào đặc điểm vị trí của búi trĩ, có hai loại bệnh trĩ phổ biến:

Trĩ nội (internal hemorrhoids): Búi trĩ xuất phát phía trên đường lược, được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.

Trĩ ngoại (external hemorrhoids): Búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược, được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Ngoài ra còn có trĩ hỗn hợp: tình trạng người bệnh mắc cùng lúc cả hai loại trĩ nội và ngoại.

Bệnh trĩ tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua.

Bệnh trĩ tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua.

  • Dựa vào cấp độ bệnh, có 4 cấp độ:

Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ độ 2: Bình thường búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Khi rặn đại tiện, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài và tự thụt vào trong khi đại tiện xong

Trĩ độ 3: Khi đại tiện hoặc đi lại nhiều, làm việc nặng,.. thì búi trĩ sa ra ngoài. Búi trĩ không thể tự co ngay mà người bệnh phải dùng tay đẩy

Trĩ độ 4: Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ống hậu môn, dùng tay đẩy cũng không co vào.

Mắc trĩ có nguy hiểm không?

Mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Trên thực tế bệnh trĩ là một trong những căn bệnh xảy ra ở vị trí hậu môn trực tràng. Chính vì vậy mà không ít bệnh nhân cảm thấy ngại khi khám hoặc chia sẻ với người khác. Do đó, có rất nhiều người bệnh âm thầm chịu đựng căn bệnh này nhiều năm.

Tuy đây không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh chuyển sang mức độ nặng có thể dẫn đến thiếu máu, hoại tử búi trĩ có thể gây nhiễm trùng lan rộng vùng hậu môn và gây nhiễm trùng máu. Thậm chí trĩ còn gây tắc ống hậu môn do sa nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng hay hoại tử búi trĩ.

Bệnh trĩ cần được điều trị càng sớm càng tốt. Triệu chứng bệnh sẽ chỉ nặng thêm chứ không thể tự giảm nhẹ. Khi bị trĩ ngoại thì bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân cũng như tâm lý. Biến chứng nguy hiểm khác ở bệnh trĩ ngoại thường gặp là: áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn… là các bệnh do việc diễn tiến của bệnh trĩ gây ra. Các bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, nguy hiểm hơn là gây ra ung thư nếu không được điều trị kịp thời.

Do bị trĩ nên máu sẽ không được lưu thông và không được cung cấp chất dinh dưỡng nên rất dễ bị nhiễm trùng hoặc hoại tử, đôi khi còn nguy hiểm đến mức nhiễm trùng máu.

Búi trĩ to dần lên đồng nghĩa với việc niêm mạc tĩnh mạch cũng sẽ mỏng dần rất dễ bị thủng tĩnh mạch, khi đó sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại nguy hiểm?- Ảnh 2.

Cần uống nước đầy đủ từ 6-8 cốc (tương đương 2 lít nước) một ngày là thói quen giúp ngăn việc táo bón lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.

Điều trị bệnh trĩ

Tùy từng phân độ trĩ khác nhau mà người bệnh được chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh bị trĩ nội độ 1, 2 thường không cần thiết phải phẫu thuật mà có thể uống thuốc hoặc thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị. Trường hợp điều trị nội khoa không thành công, chảy máu nhiều thì người bệnh được chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt búi trĩ thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 trở lên, có các búi trĩ to, trĩ bị huyết khối gây tắc cấp tính và trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn khiến chảy máu, đau.

Lời khuyên thầy thuốc

Để ngăn ngừa bệnh trĩ và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ cần ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Làm như vậy sẽ làm mềm phân và tăng khối lượng của nó, giúp tránh được tình trạng rặn có thể gây ra bệnh trĩ.

Cần uống nước đầy đủ từ 6-8 cốc (tương đương 2 lít nước) một ngày là thói quen rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn việc táo bón lâu ngày dẫn đến trĩ.

Ngoài ra cần tạo thói quen vận động thể thao, tránh ngồi lâu và giảm cân (đối với người thừa cân, béo phì) để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và hậu môn. Khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh trĩ cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 197
Tháng 12 : 198.559
Năm 2024 : 2.999.147
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.797.661