• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

7 hiểu lầm thường gặp về trầm cảm sau sinh

Có rất nhiều điều hiểu lầm về trầm cảm sau sinh. Dưới đây là những gì mà những phụ nữ “mới lên chức” cần biết.
Có rất nhiều điều hiểu lầm về trầm cảm sau sinh. Dưới đây là những gì mà những phụ nữ “mới lên chức” cần biết.

1. Hiểu lầm: Trầm cảm sau sinh cũng giống như các kiểu trầm cảm thông thường khác

Trầm cảm sau sinh là một dạng khá khác biệt với các kiểu trầm cảm thông thường khác, bởi trầm cảm sau sinh có thể được biểu hiện bằng các triệu chứng như giận dữ, tức giận, dễ bị kích động. Trầm cảm sau sinh cũng có thể được biểu hiện bằng việc thiếu kiên nhẫn và có thái độ nóng nảy, khiến phụ nữ gặp khó khăn trong việc phải đối mặt với những căng thẳng trong khi phải chăm sóc em bé. Người phụ nữ có thể bị tức giận đến nỗi trước kia chưa bao giờ họ cảm thấy như vậy. Trầm cảm thông thường sẽ không biểu hiện những triệu chứng này.

2. Hiểu lầm: Trầm cảm sau sinh là vấn đề dễ nhận thấy và những người ngoài có thể nhìn hoặc cảm nhận được

Nhiều người cho rằng, phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ không thể ra khỏi giường, đầu óc sẽ rối bời và trông sẽ rất buồn bã, những thực ra lại không phải như vậy. Nhiều phụ nữ trông như thể họ đang có tất cả sau khi sinh, nhưng thực ra, họ lại đang có một cuộc đấu tranh nội tâm rất lớn. Họ có thể tắm rửa, ăn mặc đẹp và dọn dẹp nhà cửa rất gọn gàng, nhưng thực ra bên trong của họ đang phải đấu tranh với những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực và nhiều người bên cạnh không thể nhận ra.

3. Hiểu lầm: Trầm cảm sau sinh sẽ khiến phụ nữ làm tổn thương em bé

Có suy nghĩ làm tổn thương em bé không phải là một dấu hiệu hay triệu chứng của trầm cảm sau sinh. Suy nghĩ về việc sẽ làm tổn thương em bé là một triệu chứng của một tình trạng có tên là rối loạn tâm thần sau sinh.

Theo Tổ chức Quốc tế về hỗ trợ trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm thần sau sinh là một tình trạng bệnh tân thần hiếm gặp hơn so với tỷ lệ trầm cảm hay lo âu sau sinh. Rối loạn tâm thần sau sinh xảy ra với khoảng 1 đến 2 phụ nữ trong số 1.000 phụ nữ, trong khi trầm cảm sau sinh xảy ra với 15-20% số phụ nữ mới sinh.

Sự xuất hiện của bệnh thường rất bất ngờ, thường là trong vòng 2 tuần đầu sau sinh. Hai tình trạng này rất khác nhau và không nên bị nhầm lẫn. Một phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nặng sẽ dễ có nguy cơ tự làm hại bản thân mình hơn, chứ không phải là làm hại em bé. Trong khi đó, rối loạn tâm thần sau sinh có thể sẽ xuất hiện hành vi tỏn thương em bé sơ sinh.

7 hiểu lầm thường gặp về trầm cảm sau sinh

Nhiều người cho rằng, phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ không thể ra khỏi giường, đầu óc sẽ rối bời và trông sẽ rất buồn bã, những thực ra lại không phải như vậy. Hình: minh họa

4. Hiểu lầm: Trầm cảm sau sinh chỉ diễn ra một thời gian ngắn sau khi sinh

Rất nhiều bà mẹ mới sinh sẽ trải qua hội chứng ủ rũ sau sinh, hay còn gọi là hội chứng baby blues. Đây là hội chứng bao gồm các triệu chứng như thay đổi cảm xúc, khóc từng đợt, lo âu và khó ngủ. Hội chứng ủ rũ sau sinh thường khởi phát trong vòng 2-3 ngày đầu sau khi sinh và kéo dài cho tới khoảng 2 tuần,

Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh lại là một tình trạng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Thậm chí, trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện và kéo dài cho tới khoảng 1 năm sau khi sinh. Rất nhiều phụ nữ xuất hiện những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh nhiều tháng sau khi sinh, dẫn đến việc họ không nghĩ đó là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh và không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệu này. Do vậy, điều quan trọng là phụ nữ nhận ra được các dấu hiệu khi chúng xuất hiện và có thể sẽ trở nên nặng hơn trong vòng nhiều tháng sau khi sinh.

5. Hiểu lầm: Trầm cảm sau sinh là vấn đề duy nhất về sức khỏe tinh thần cần chú ý sau khi sinh

Lo âu sau khi sinh là một vấn đề cũng rất phổ biến và gần đây còn cần được chú ý hơn nhiều so với trầm cảm sau sinh. Rất nhiều phụ nữ cho rằng đó là cảm giác lo lắng xuất hiện khi chăm sóc em bé. Mặc dù một số trạng thái lo âu trong khoảng thời gian này là tương đối bình thường (và đôi khi là cần thiết), nhưng những suy nghĩ lo lắng và hành vi đi kèm có thể gây cản trở khả năng tự chăm sóc bản thân và trở thành một triệu chứng của tình trạng lo âu sau khi sinh.

Lo âu sau khi sinh bao gồm các biểu hiện như thường xuyên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều và không có khả năng ngồi yên, ngủ, ăn hoặc một số vấn đề khác.

6. Hiểu lầm: Trầm cảm sau sinh nghĩa là người phụ nữ không yêu con của họ

Đây là một trong số những hiểu lầm lớn nhất và là một hiểu lầm sai sự thật nhất. Trầm cảm sau sinh không có liên quan gì tới việc người phụ nữ yêu con của họ hay không. Trầm cảm sau sinh là một tình trạng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm về tâm lý, sinh học và các yếu tố hormone. Mặc dù người phụ nữ có thể rất yêu con của họ, nhưng bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến khả năng người mẹ kết nối với em bé.

7 hiểu lầm thường gặp về trầm cảm sau sinh

7. Hiểu lầm: Trầm cảm sau sinh sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian nhất định

Trầm cảm sau sinh là một tình trạng có thể điều trị được và rất có hiệu quả nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các bà mẹ không nên để những cảm xúc và triệu chứng tiêu cực kéo dài với hy vọng chúng sẽ biến mất theo thời gian. Mayo Clinic khuyến cáo rằng, bạn nên gọi cho bác sỹ càng sớm càng tốt nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm diễn biến nặng hơn, khiến bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé, trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày và đặc biệt là nếu những triệu chứng này khiến bạn có những suy nghĩ về việc tự làm hại bản thân hoặc em bé. Gọi cấp cứu ngay nếu bạn cảm thấy muốn tự tử.

Bên cạnh đó, người thân trong gia đình như chồng, cha mẹ, anh/chị em cũng nên chú ý phát hiện sớm các biểu hiện trầm cảm ở bà mẹ sau sinh và tìm đến sự trợ giúp kịp thời.

Theo: Báo SKĐS


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.758
Tháng 01 : 75.807
Năm 2025 : 75.807
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 11.903.091