• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nghiên cứu đột phá điều trị AIDS: “Tiêm” kháng thể HIV cho tế bào

Trong một nghiên cứu đột phá, các nhà khoa học đã gắn các kháng thể “chống” HIV vào hệ miễn dịch, tạo ra một quần thể tế bào có khả năng “đánh bật” vi rút nguy hiểm này.

Nghiên cứu đột phá điều trị AIDS: “Tiêm” kháng thể HIV cho tế bào

Trong một nghiên cứu đột phá, các nhà khoa học đã gắn các kháng thể “chống” HIV vào hệ miễn dịch, tạo ra một quần thể tế bào có khả năng “đánh bật” vi rút nguy hiểm này.

Các tế bào kháng HIV này sẽ nhanh chóng thay tế các tế bào bị bệnh, với hiệu quả hơn bất kỳ cách điều trị nào khác, và có khả năng chữa lành căn bệnh chết người.

Các nhà nghiên cứu đã hợp tác với các nhà điều tra của Trung tâm City the Hope về Trị liệu Gen (Hoa Kỳ) để đánh giá liệu pháp này trong các thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả, theo quy định của liên bang, trước khi tiến hành thử nghiệm trên bệnh nhân.

nghien cuu dot pha dieu tri aids tiem khang the hiv cho te bao

Các nhà khoa học đã tìm ra cách để tạo ra các tế bào có khả năng kháng HIV bằng cách gắn các kháng thể vào các thụ thể bề mặt tế bào CD4 mà tất cả các chủng vi rút khi muốn phát triển đều phải gắn kết. Các kháng thể này sẽ ngăn không cho vi rút tiếp xúc với thụ thể CD4, từ đó ngăn chặn các vi rút lây lan.

Các bế bào bị bệnh sẽ chết đi và các tế bào được bảo vệ sẽ truyền gen sang các tế bào mới, tạo ra một quần thể tế bào có khả năng kháng lại HIV.

Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Scripps (TSRI) ở San Diego, California, lần đầu tiên đã thử nghiệm hệ thống của họ chống lại rhinovirus, vốn là thủ phạm chính trong nhiều trường hợp cảm lạnh.

Họ đã sử dụng 1 vector được gọi là lentivirus để chuyển gen mới cho các tế bào mới.

Nhóm nghiên cứu sau đó đã tổng hợp các kháng thể kết hợp với thụ thể mà rhinovirus cần phải tiếp cận. Với các kháng thể độc quyền này, vi rút không thể xâm nhập vào tế bào, lây lan bệnh tật.

Tác giả nghiên cứu, TS Richard Lerner, chuyên gia về dịch tễ học của TSRI cho biết: “Đây thực sự là một hình thức tiêm chủng cho tế bào”.

Các thuốc này được chia thành 6 nhóm, theo cách chúng hoạt động. Các bác sĩ khuyến nghị nên kết hợp hoặc “trộn” ít nhất 2 loại khác nhau.

Mặc dù được gọi là điều trị kháng vi rút (ART) nhưng các thuốc này không thể chữa khỏi bệnh, mà chỉ kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ lây truyền.

Các nhà nghiên cứu cho biết kỹ thuật mới này mang lại lợi thế đáng kể so với các cách điều trị để kháng thể trôi nổi tự do theo dòng máu ở nồng độ tương đối thấp.

TS Jia Xie, thuộc hội đồng khoa học cao cấp của TSRI và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu gọi đây là “hiệu ứng lân cận”. Một kháng thể ở gần sẽ hiệu quả hơn 1 kháng thể trôi nổi trong dòng máu.

Các nhà khoa học đã xác nhận rằng những kháng thể gắn kết này đã ngăn chặn HIV hiệu quả hơn các kháng thể tự do trong các thử nghiệm của chương trình Vắc xin AIDS quốc tế.

Mục tiêu cuối cùng của chương trình là kiểm soát vi rút HIV ở bệnh nhân AIDS mà không cần dùng tới các thuốc điều trị khác.

Mặc dù số lượng nhiễm HIV mới đã giảm 19% trong giai đoạn 2005-2014 nhưng căn bệnh này vẫn còn khá phổ biến.

“HIV chưa thể chữa khỏi hoàn toàn và vẫn gây ra nhiều hệ lụy. Và đó là lý do tại sao những công nghệ mới như thế này vẫn rất quan trọng”, TS Joseph Alvarnas, City of Hope nói.

Chưa có phát hiện nào được thử nghiệm lâm sàng

Tuy nhiên, theo TS Carl Dieffenbach, Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Anh, ý tưởng này là thú vị nhưng có một vấn đề khi triển khai liệu pháp gen: Đó là làm thế nào để biết chính xác đã đặt thụ thể vào đúng vị trí trên tế bào.

“HIV nổi tiếng là có khả năng tạo ra các biến thể lớn và điều gì sẽ diễn ra khi một số lượng tế bào không liên kết với kháng thể. Khi đó cơ thể sẽ tiêu diệt những tế bào nhạy cảm trong khi vi rút vẫn tiếp tục phát triển.

Đó là lý do vì sao chúng ta hiện phải phối hợp 3 loại thuốc, nhằm đối phó với các biến thể khác nhau của vi rút.

TS Dieffenbach cũng cho biết thêm rằng mặc dù đã có những nghiên cứu đột phá trong 5 năm qua nhưng chưa có phát hiện nào được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng.

“Chúng ta đang có những cách điều trị rất tốt và hiệu quả. Nhưng chúng ta chưa thể đưa ra các giải pháp tốt hơn, như điều trị khỏi hẳn hay vắc xin phòng bệnh”, TS Dieffenbach nói.

Theo Dân trí


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.033
Tháng 10 : 106.396
Năm 2024 : 2.480.718
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.279.232