• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hiệu quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

Ngày 03/11/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) đã ban hành nghị quyết số 03-NQ/TU về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân đến năm 2015 và những năm tiếp theo”. Đây được xem như đòn bẩy, giúp ngành Y tế phát triển. Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Để thực hiện nghị quyết, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 12 nghị quyết chuyên đề liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 196/CTr-UBND, ngày 31/01/2012 về thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU và 40 văn bản chỉ đạo, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết phù hợp với nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong từng giai đoạn và nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Các bác sỹ BVĐK tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chụp can thiệp mạch

 

Từ các cơ chế, chính sách chung của tỉnh và cơ chế riêng của các địa phương, ngành Y tế đã đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, hệ thống y tế; chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Trong 10 năm, toàn tỉnh đã thu hút được 354 cán bộ y tế chất lượng cao, trong đó có 328 bác sỹ, 26 dược sĩ có trình độ đại học trở lên. Phần lớn những cán bộ, y, bác sỹ được tuyển dụng theo chính sách thu hút của tỉnh đã được bố trí vị trí việc làm phù hợp, phát huy tốt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở cũng được chú trọng. Số lượng bác sỹ, dược sỹ có trình độ sau đại học, bác sỹ tại các cơ sở y tế công lập ngày càng tăng. Năm 2011, toàn tỉnh có 248 cán bộ có trình độ sau đại học, đến hết năm 2020 có 594 bác sỹ, dược sỹ có trình độ sau đại học. Số lượng bác sỹ tại các cơ sở y tế công lập năm 2011 là 741 bác sỹ (đạt 6,0 bác sỹ công lập/vạn dân), đến nay có 1.102 bác sỹ (đạt 8,7 bác sỹ công lập/vạn dân). Nhiều cán bộ, bác sỹ tuyến xã được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các nhân viên y tế hoạt động tại thôn, xóm được đào tạo theo chương trình do Bộ Y tế quy định.

Thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, các cơ sở y tế trong toàn tỉnh đã được đầu tư nâng cấp hoặc xây mới, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới. Giai đoạn 2011 - 2020, có 44 công trình, dự án lớn thuộc lĩnh vực y tế được triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 1.701 tỷ đồng; 06 dự án đã được phê duyệt và đang triển khai với tổng mức 635 tỷ đồng; 03 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư với tổng mức 394 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 149 trạm y tế được đầu tư xây mới cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí hơn 550 tỷ đồng. Nhiều dự án lớn đã được xúc tiến triển khai, tiêu biểu như: Dự án đầu tư Khu xạ trị, Trung tâm Sản Nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Dự án đầu tư Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (giai đoạn 2), Dự án nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân, Trung tâm y tế các huyện Thạch Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh... 100% trạm y tế được đầu tư gói trang thiết bị y tế thông thường phục vụ khám chữa bệnh ban đầu, gần 50% trạm y tế có máy siêu âm,…

Bác sỹ BVĐK TX Kỳ Anh kiểm tra sức khỏe cho một bệnh nhân vừa được thực hiện kỹ thuật tiêu sợi huyết.

 

Cùng với phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, việc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn  theo hình thưc cầm tay chỉ việc được triển khai hiệu quả tại các tuyến. Trong 10 năm, đã có trên 300 lượt chuyên gia đầu ngành của các trường đại học y dược, bệnh viện tuyến Trung ương về hỗ trợ. Các bệnh viện/trung tâm y tế cũng đã tiếp nhận chuyển giao trên 3.000 kỹ thuật mới về chẩn đoán, điều trị, trong đó có hàng trăm kỹ thuật cao của tuyến Trung ương được áp dụng thành công. Chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng lên. Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô giường bệnh được tăng lên 800 giường (tăng 300 giường bệnh so với trước đó), đã thực hiện được 72% danh mục kỹ thuật theo phân tuyến và 732 dịch vụ kỹ thuật vượt tuyến; nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được đưa vào sử dụng, hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và điều trị. Tỷ lệ thực hiện các danh mục kỹ thuật tại các bệnh viện/trung tâm y tế tuyến huyện theo phân tuyến đạt hơn 70%. 100% bệnh viện tuyến huyện đã thực hiện được phẫu thuật nội soi; 02 bệnh viện đa khoa (huyện Kỳ Anh, Đức Thọ) đã triển khai thành công đơn nguyên chạy thận nhân tạo; nhiều bệnh viện đã triển khai thành công các kỹ thuật vượt tuyến.

Công tác khám, chữa bệnh y học cổ truyền ở các tuyến có chuyển biến tích cực. 100% các bệnh viện tuyến huyện có khoa Đông y, thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại. Các trạm y tế đều phát huy tốt vườn thuốc nam, phục vụ cho công tác nghiên cứu và chữa bệnh, góp phần xây dựng trạm y tế xanh - sạch - đẹp.

Lĩnh vực y tế dự phòng cũng được đầu tư nhiều thiết bị tiên tiến, hiện đại và ứng dụng triển khai nhiều kỹ thuật xét nghiệm mới phục vụ xác định nhanh, chính xác nhiều bệnh, dịch nguy hiểm như cúm A, sốt xuất huyết, H7N9, MERS CoV, Ebola, Zika, SARS-CoV2…

Công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh được triển khai tích cực, chủ động, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt, bệnh phong quy mô cấp tỉnh; đạt tiêu chí loại trừ uốn ván sơ sinh, không để xảy ra dịch và tử vong do sốt rét; thực hiện tốt công tác phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS; một số dịch bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà được loại trừ. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, suy dinh dưỡng trẻ em, sốt xuất huyết... Đặc biệt, công tác phòng, chống dịch COVID-19 được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tập trung triển khai với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tuy có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhưng cơ bản vẫn được kiểm soát, từng bước thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Ngành Y tế đã triển khai 05 bệnh viện, cơ sở y tế để thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng với công suất 1.000 giường. Tổ chức tốt các khu cách ly tập trung; Triển khai hiệu quả cách ly F1 và điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác xét nghiệm được đẩy nhanh, tính đến ngày 12/01/2022, tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin COVID-19 đạt 99%, tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi đạt 96%; trẻ em mũi 1 đạt 98%, mũi 2 đạt 89%.

Công tác an toàn toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được kiện toàn từ tuyến tỉnh đến tuyến xã. Mạng lưới và chất lượng cung cấp dịch vụ được mở rộng theo phương châm gần dân, đảm bảo thuận tiện, an toàn và hướng tới sự hài lòng của khách hàng. Xây dựng, mở rộng các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số, đẩy mạnh chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, từ đó tác động tích cực đến việc thực hiện mục tiêu giảm sinh nhằm ổn định quy mô dân số, từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, ngành Y tế đã được khoác trên mình tấm áo mới. Hệ thống y tế được hoàn thiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả; công tác truyền thông, phòng chống dịch bệnh hiệu quả; công tác khám chữa bệnh được nâng cao, cơ bản đáp ứng sự hài lòng của người dân. Qua khảo sát sự hài lòng của người dân ở các dịch vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh, tỷ lệ hài lòng của người dân luôn đạt trên 90%.    

Hệ thông xét nghiệm hiện đại RT-PCR tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh

 

Tuy vẫn còn một số hạn chế và nhiều khó khăn. Nhưng những kết quả đạt được sẽ là động lực để ngành Y tế tiếp tục phát triển. Thời gian tới, ngành tiếp tục bám sát Nghị quyết 03-NQ/TU, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân. Trong đó tập trung các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, trọng tâm là Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy hệ thống y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới phương thức hoạt động, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các tuyến, đặc biệt tuyến cơ sở; khuyến khích phát triển y tế tư nhân, thúc đẩy hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong quản lý, cung cấp dịch vụ, giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người dân. Quan  tâm đào tạo, phát triển, thu hút nhân lực y tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác y tế, dân số cơ sở. Nâng cao trách nhiệm, y đức và chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sĩ. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát, lấy ý kiến của người dân về sự hài lòng đối với chất lượng cung ứng dịch vụ y tế và tinh thần thái độ cán bộ, y, bác sỹ. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xẩy ra, ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp, kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Triển khai có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc lĩnh vực y tế dân số. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân. Tập trung thực hiện nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo mức tăng dân số hợp lý và cân bằng giới tính khi sinh. Nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân. Tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống văn minh và vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn dân, thực hiện các quy định về phòng và chữa bệnh.

Thành Vinh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.778
Tháng 04 : 142.123
Năm 2024 : 639.342
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.437.856