• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Chủ động phòng chống bệnh cúm mùa

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi dễ bùng phát bệnh cúm mùa và nếu không khám, điều trị kịp thời thì dễ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, 3 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh có 1620 bệnh nhân nghi mắc cúm mùa vào điều trị tại các Bệnh viện và Trạm Y tế. Đây là số liệu bệnh nhân mắc cúm mùa được quản lý và điều trị. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người mắc cúm mùa tự mua thuốc về điều trị ở nhà đến khi bệnh có dấu hiệu biến chứng mới vào cơ sở y tế điều trị.

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi dễ bùng phát bệnh cúm mùa và nếu không khám, điều trị kịp thời thì dễ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, 3 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh có 1620 bệnh nhân nghi mắc cúm mùa vào điều trị tại các Bệnh viện và Trạm Y tế. Đây là số liệu bệnh nhân mắc cúm mùa được quản lý và điều trị. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người mắc cúm mùa tự mua thuốc về điều trị ở nhà đến khi bệnh có dấu hiệu biến chứng mới vào cơ sở y tế điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Bảo thăm khám cho trẻ ghi cúm mùa tại Khoa Truyền nhiễm

​Chị Lê Thị Oanh, 32 tuổi, xã Hương Lĩnh, huyện Hương Khê cho biết: Gia đình có 02 cháu, đứa 05 tuổi, đứa 03 tuổi cùng một lúc có các biểu hiện sốt cao trên 39 độ, mệt mỏi, chán ăn. Tôi đã mua thuốc về điều trị cho cháu nhưng không đỡ, sau đó đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh, sau khi thăm khám phát hiện cháu bị viêm phế quản, chồng tôi vào chăm con nên cũng bị lây nhiễm cúm mùa, vào đây điều trị được 05 ngày rồi, bây giờ cả ba bố con đã được hạ sốt, người cũng đỡ mệt mỏi, ăn uống khá hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Bảo, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh: Hiện tại có 08 bệnh nhân nghi cúm mùa đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, trong đó có 05 bệnh nhân có biến chứng như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa.

Cũng theo bác sĩ Bảo: bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cúm mùa tự ý điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. Biến chứng đầu tiên hay gặp do cúm đó là biến chứng ở phổi, suy hô hấp, viêm xoang, viêm tai giữa, các biến chứng về thần kinh do cúm cũng đã được mô tả trong y văn như viêm não, viêm màng não, viêm tủy cắt ngang…

Để hạn chế các dịch bệnh trong mùa đông xuân, đặc biệt là bệnh cúm mùa, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh khuyến cáo tới mọi người cần thực hiện các biện pháp như: đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Đặc biệt tiêm vắc xin cúm mùa tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh và các huyện, thị, thành phố để phòng bệnh. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Tăng cường bổ sung các vi chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời. Không được tự ý mua thuốc về điều trị.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.252
Tháng 05 : 136.064
Năm 2025 : 895.743
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 12.723.027