7 căn bệnh chết người đang dần được thanh toán
Cách đây không lâu những căn bệnh này vẫn còn là nỗi kinh hoàng của thế giới khi gây ra những cái chết đau đớn không thể kiểm soát. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học, chúng đã dần bị loại bỏ hoàn toàn.
Giống như bệnh thủy đậu, bệnh sởi rất dễ lây. Những biến chứng nghiêm trọng nhất gồm mù mắt, tiêu chảy nặng, nhiễm trùng hô hấp nặng và viêm não.
Nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bệnh sởi có thể ảnh hưởng lâu dài lên hệ miễn dịch của trẻ trong nhiều năm sau khi bị nhiễm, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Việc chủng ngừa giúp phòng tránh căn bệnh này.
Tin tốt là bệnh sởi đã bị loại bỏ ở phần lớn các nước phát triển và tử vong vì bệnh sởi trên toàn cầu giảm 75% kể từ năm 2000. Tuy nhiên, vi rút này vẫn còn phổ biến ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi và châu Á, nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên kế hoạch thanh toán căn bệnh này trên toàn thế giới vào năm 2020.
Rubella là một bệnh rất dễ lây nhiễm gây ảnh hưởng nặng nề nhất cho thai nhi khi mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ở người trẻ và người trưởng thành, rubella thường gây nổi ban đỏ toàn thân và các triệu chứng giống cảm lạnh trong vòng vài ngày.
Tuy nhiên, ở thai nhi, rubella có thể gây điếc, mù và tổn thương não nghiêm trọng. Đại dịch rubella năm 1964-1965 ở Mỹ gây ra gần 11.250 ca sảy thai, 2.100 ca chết non và 20.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh.
Tháng trước, rubella chính thức được công bố đã loại trừ khỏi châu Mỹ (theo WHO là bao gồm Mỹ, Canada, Cuba và Trung và Nam Mỹ).
Nhưng vẫn có gần 120.000 trẻ em trên thế giới bị dị tật bẩm sinh do rubella, vì vậy việc thanh toán bệnh này vẫn đang tiếp tục được thực hiện.
Bại liệt
Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm gây liệt và đôi khi tử vong. Bệnh không chữa khỏi được.
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh (khoảng 90-95%) không có triệu chứng khiến bệnh dễ lây lan. Người bệnh có thể phục hồi trong vài tuần. Tuy nhiên khoảng 1% các trường hợp bại liệt để lại di chứng suốt đời. Trong những trường hợp này, vi rút lây lan dọc theo các đường bên trong sợi thần kinh tủy sống, thân não, hoặc vỏ não vận động. Khi vào bên trong, vi rút bại liệt ăn mòn các dây thần kinh trong những phần cơ thể giúp chúng ta di chuyển này. Trong số những người nhiễm vi rút bị bại liệt, khoảng 5-10% đã tử vong khi các cơ kiểm soát hô hấp bị bất hoạt do vi rút.
Trong 3 thập kỷ qua, số ca bại liệt trên toàn thế giới đã giảm mạnh, giảm gần 99% từ năm 1988. Đến năm ngoái, chỉ còn 3 nước vẫn còn bệnh bại liệt là Nigieria, Pakistan và Afghanistan, các nước này vẫn đang nỗ lực để loại bỏ hoàn toàn bệnh bại liệt. Mới đây nhất (9/2015) Nigeria vừa được tuyên bố đã hoàn toàn xóa bỏ sự truyền nhiễm của bệnh bại liệt trên đất nước họ. Như vậy, chỉ còn hai nước trên thế giới mà loại virus này vẫn tiếp tục lây lan.
Giun chỉ
Bệnh này gây ra bởi một loại ký sinh trùng. Nhiễm giun chỉ gây đau. Mặc dù nó thường không gây tử vong nhưng có thể gây suy nhược vĩnh viễn, đặc biệt ở trẻ em. Vì giun chỉ có ở xung quanh ta, đặc biệt là ở những vùng nước bẩn, loại giun này có thể phá hủy các cơ và mô xung quanh khớp gối hoặc trong bàn chân, khiến trẻ vĩnh viễn không thể đi lại được nữa.
Tuy nhiên, may mắn đây là bệnh do ký sinh trùng gây ra nên các nhân viên y tế có thể theo dõi những người bị nhiễm và ngăn ngừa các trường hợp mắc mới, họ có thể loại bỏ được bệnh.
Hiện nay, chỉ còn 126 trường hợp nhiễm giun chỉ trên toàn cầu, giảm từ gần 3,5 triệu ca từ năm 1986. Theo Trung tâm Carter, giun chỉ sẽ trở thành loại bệnh thứ hai trong lịch sử, sau thủy đậu, bị thanh toán.
Giun chỉ bạch huyết (phù chân voi)
Bệnh này gây ra bởi loại giun tròn ký sinh trong muỗi và xuất hiện ở gần 100 nước châu Phi và châu Á.
Trong nhiều trường hợp, trước tiên người bệnh nhiễm ký sinh trùng này từ khi còn nhỏ, nhưng tổn thương hệ miễn dịch do bệnh gây ra chưa được phát hiện cho tới khi có những triệu chứng rõ ràng ở tuổi trưởng thành. Đáng chú ý nhất trong số này là phù chân voi, hoặc khi có những bộ phận cơ thể bị sưng lên nhiều.
WHO hi vọng sẽ thanh toán hoàn toàn căn bệnh này vào năm 2020 nhờ vào các loại thuốc vừa đạt giải Nobel. Những phương pháp điều trị này hoạt động bằng cách loại bỏ chúng khỏi máu và ngăn chặn chúng lây lan sang muỗi mới. Khi điều này thực hiện được ở một khu vực liên tục trong khoảng 5 năm, bệnh có thể được loại trừ.
Bệnh giun chỉ u (bệnh mù sông)
Giống như giun chỉ, bệnh giun chỉ u là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng. Những con ruồi đen, nhỏ sống gần các con sông ở vùng Châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ có thể mang giun gây bệnh.
Khi loài này xâm nhập vào da, giun giao phối và sinh sản. Mỗi ngày, một con có thể đẻ ra 1.000 con giun bé. Khi chúng lây lan khắp cơ thể người bệnh, loại kí sinh trùng này gây nhiễm trùng da và mắt, từ đó có thể gây mù, đổi màu da, ngứa dữ dội và ban đỏ.
Các nhân viên y tế công cộng đang nỗ lực hạn chế sự lây lan của bệnh nhờ thuốc Mectizan, có thể giết chết ấu trùng ký sinh trùng trong cơ thể và ngăn chặn sự lây lan vi rút sang người khác. Họ cũng đã có một số thành công khi sử dụng Ivermectin, phương pháp điều trị đạt giải Nobel để dự phòng tổn thương phần trước mắt của người nhiễm bệnh.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm thường khiến cho các tuyến nước bọt trong má và hàm bị sưng lên.
Các triệu chứng ban đầu gồm đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và chán ăn. Sau đó tuyến nước bọt sưng lên. Vi rút này thường biến mất sau khoảng 1 hoặc 2 tuần. Ước tính cứ 5 người thì có 1 người mắc quai bị không có triệu chứng. Trong rất ít trường hợp, quai bị có thể gây các biến chứng nghiêm trọng gồm viêm não hoặc viêm màng não, sưng buồng trứng hoặc tuyến vú (ở phụ nữ và bé gái vừa đến tuổi dậy thì), và điếc.
Trước khi trẻ em được tiêm 2 liều vắcxin chống quai bị (vắcxin MMR), đây là một bệnh phổ biến ở trẻ em và người lớn. Ngày nay, bệnh này hiếm xuất hiện, mặc dù thỉnh thoảng có đợt bùng phát như dịch bệnh năm 2009, có khoảng 3.500 trường hợp mắc bệnh, chủ yếu ở New York, Mỹ.
Theo: Báo SKĐS